QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ là những cuốn sách được xuất bản và tái bản nhiều lần từ năm 1923-1948, do bốn tác giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình phúc và Đỗ Thận biên soạn.
QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ cùng cuốn LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ là một trong những cuốn sách giáo khoa tiếng Việt được dạy song hành ở các trường tiểu học Việt Nam trong suốt những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ 20. Trước năm 1975, ở miền Nam cũng sử dụng sách này.
Những bài trong sách coi trọng vấn đề luân lý, đạo đức con người, dạy cho trẻ một cách sống lành mạnh, có đạo đức, có lòng nhân ái, nó không chỉ là một môn học thông thường mà là một nội dung lớn xuyên suốt quá trình phát triển trí óc và tâm hồn trẻ thơ.
Những bài trong sách coi trọng vấn đề luân lý, đạo đức con người, dạy cho trẻ một cách sống lành mạnh, có đạo đức, có lòng nhân ái, nó không chỉ là một môn học thông thường mà là một nội dung lớn xuyên suốt quá trình phát triển trí óc và tâm hồn trẻ thơ.
Ta hãy đọc lại một bài đọc trong cuốn sách này:
Không nên phá tổ chim
Thằng Sửu thấy ở trên cành cây có một tổ chim chích chòe, ba con chim mới nở, thì lấy làm mừng lắm.
Nó trèo lên, bắt xuống, để chơi. Chị nó trông thấy, ngăn lại mà bảo nó rằng:
Nó trèo lên, bắt xuống, để chơi. Chị nó trông thấy, ngăn lại mà bảo nó rằng:
- Em ơi! Chớ nên bắt! Chim nó đang sung sướng thế mà em bắt nó, thì nó cực khổ biết là dường nào! Em thử nghĩ chốc nữa, mẹ nó tha mồi về, mà không thấy con, thì đau đớn thế nào. Và những con chim con ấy mà em bắt về, thì dẫu em chăm chút nó thế nào, nếu nó không chết thì cũng chẳng sao bằng mẹ nó săn sóc, nuôi nấng nó được. Thôi em ơi! Em đừng làm khổ nó vô ích, đem trả lại cho mẹ nó. Sau nó lớn lên, nó bay, nó lượn, đẹp mắt em, nó kêu, nó hát, vui tai em, nó ăn sâu, ăn bọ thì hoa quả thóc lúa của nhà ta và của thiên hạ được đỡ hại.
Sửu nghe chị nói, lại đem cái tổ chim lên để vào chỗ cũ.
Giải nghĩa:
Tổ:(tiếng quen dùng miền Bắc): Tức là ổ.
Chăm chút: Săn sóc, nuôi dưỡng chu đáo.
Lượn: Bay đi bay lại nhiều lần.
Thiên hạ: Mọi người.
Chăm chút: Săn sóc, nuôi dưỡng chu đáo.
Lượn: Bay đi bay lại nhiều lần.
Thiên hạ: Mọi người.
Nguồn: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc
Và hãy xem một bài trong sách giáo khoa hiện nay. Bài này lại dạy cách xử sự lừa đảo, tráo trở. Đồng thời dạy các trẻ thói ăn cắp, hái quả của người khác mà không xin phép.(xem hình)
Không hiểu những người soạn sách giáo khoa bây giờ nghĩ gì khi soạn những câu chuyện phản giáo dục như vậy trong sách giáo khoa của trẻ em?
Không hiểu những người soạn sách giáo khoa bây giờ nghĩ gì khi soạn những câu chuyện phản giáo dục như vậy trong sách giáo khoa của trẻ em?
Đăng nhận xét