Bộ sưu tập tượng có hơn 400 tượng gốm cuối đời Thanh sau một thởi gian dài sưu tập thể hiện hình tượng các nhân vật nổi tiếng trong văn hóa dân gian của người Hoa. Do sự giao thoa văn hóa, các nhân vật này cũng là các nhân vật quen thuộc trong dân gian các nước châu Á. Ở đây ta sẽ tìm gặp Bát tiên, Thập bát La Hán, Thất hiền, Phước Lộc Thọ, Thần Tài, Tượng Di lặc, Lão Tử, Khổng Tử, Quan Công, Trương Phi, Chung Qùi…..Những hình ảnh gần gũi trong đời sống tâm linh thường ngày của các nước Đông phương.
Bát tiên là 8 nhân vật trong đạo Tiên của thần thoại Trung Hoa. Phần lớn họ được cho là sinh ra vào thời nhà Đường hoặc Nhà Tống. Bát Tiên được tôn sùng bởi những người theo Đạo giáo và là một thành tố được biết đến rộng rãi của văn hoá Trung Hoa. Người ta cho rằng họ sống ở đảo núi Bồng Lai.
Tên của Bát tiên: Lý thiết Quài, Hán chung Ly, Lữ đồng Tân, Trương quả Lão, Lam thái Hòa, Hà tiên Cô, Hàn tương Tử, Tào quốc Cửu. Thông thường, mỗi nhân vật được cỡi một con vật và mang một món tượng trưng :
1.Lý thiết Quài cưỡi bạch tượng, mang thiết trượng và hồ lô
2.Hán chung Ly cưỡi Tứ bất Tướng, mang quạt Nga My
3.Lữ đồng Tân cưỡi Hạc tiên, mang phất chủ và Nga Mi kiếm
4.Trương quả Lão cưỡi Lừa ngược mang ngư cổ
5.Lam thái Hòa cưỡi chim Trĩ mang giỏ hoa lam
6.Hà tiên Cô cưỡi chim Phượng hoàng mang bông sen
7.Hàn tương Tử cưỡi chim Công mang ống sáo
8. Tào quốc Cửu cưỡi Mai huê Lộc mang cặp thủ quyến
1.Lý thiết Quài cưỡi bạch tượng, mang thiết trượng và hồ lô
2.Hán chung Ly cưỡi Tứ bất Tướng, mang quạt Nga My
3.Lữ đồng Tân cưỡi Hạc tiên, mang phất chủ và Nga Mi kiếm
4.Trương quả Lão cưỡi Lừa ngược mang ngư cổ
5.Lam thái Hòa cưỡi chim Trĩ mang giỏ hoa lam
6.Hà tiên Cô cưỡi chim Phượng hoàng mang bông sen
7.Hàn tương Tử cưỡi chim Công mang ống sáo
8. Tào quốc Cửu cưỡi Mai huê Lộc mang cặp thủ quyến
Thập bát La Hán lại là xuất phát từ Phật Giáo Đại thừa. Những pho tượng này được thực hiện rất tinh tế, thể hiện tính cách của từng vị.
Điều nổi bật của các tượng trong bộ sưu tập là trình độ thực hiện của các nghệ nhân. Đặc biệt là thể hiện tâm lý, tính cách nhân vật rất sinh động với thần sắc cuốn hút người xem. Nhiều tượng tinh tế từng chi tiết nhỏ lôi cuốn ánh nhìn.
Điều nổi bật của các tượng trong bộ sưu tập là trình độ thực hiện của các nghệ nhân. Đặc biệt là thể hiện tâm lý, tính cách nhân vật rất sinh động với thần sắc cuốn hút người xem. Nhiều tượng tinh tế từng chi tiết nhỏ lôi cuốn ánh nhìn.
Thập bát La hán là danh xưng được dùng trong trong các giai thoại về các vị A-la-hán trong Phật giáo Đại thừa. Hình tượng 18 vị La hán là một chủ đề phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo, ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc và Việt Nam.
Ban đầu, số lượng La hán được mô tả chỉ có 10 đệ tử của Thích-ca Mâu-ni, mặc dù trong các kinh điển Phật giáo sơ kỳ của Ấn Độ chỉ ghi chép 4 người trong số họ, gồm Pindola, Kundadhana, Panthaka và Nakula, được Phật di chúc truyền bá đạo pháp trong nhân gian, trong khi chờ đợi sự ra đời của Di lặc. Sự xuất hiện sớm nhất của các vị La hán tại Trung Quốc có thể từ thế kỷ IV, chủ yếu tập trung vào Pindola, người đã được mô tả trong sách Thỉnh Tân-đầu-lư pháp .
Về sau, số lượng La hán tăng dần lên 16, bao gồm cả nhân vật có thật và hư cấu, và được biết đến qua tác phẩm Nandimitrāvadāna (法住記, Pháp trụ ký) của Đại sư người Sri Lanka Nandimitra, được dịch bởi pháp sư Huyền Trang sang chữ Hán, nhờ đó danh tự của 16 vị La hán được ghi nhận. Vì một số lý do nào đó, tên của một trong những vị La hán đầu tiên, Kundadhana đã không còn xuất hiện trong danh sách này.
Vào khoảng thời kỳ cuối Đường mạt và đầu Ngũ đại Thập quốc, thêm 2 vị La hán nữa được thêm vào danh sách này để tăng lên thành 18 vị. Do điều này, hình tượng 18 La hán phổ biến tại Trung Quốc, ảnh hưởng đến cả Việt Nam, có nhiều dị bản. Ở Nhật Bản và Tây Tạng, vẫn tiếp tục phối vị 16 La hán.
Theo truyền thống Trung Hoa, 18 vị La hán thường được trình bày theo thứ tự dưới đây, không phân biệt theo thời điểm đắc đạo: Tọa Lộc, Khánh Hỷ, Cử Bát, Thác Tháp, Tĩnh Tọa, Quá Giang, Kị Tượng, Tiếu Sư, Khai Tâm, Tham Thủ, Trầm Tư, Khoái Nhĩ, Bố Đại, Ba Tiêu, Trường Mi, Kháng Môn, Hàng Long và Phục Hổ. tuy nhiên, hình ảnh các tôn giả đại diện lại có sự khác biệt, nhất ở 2 vị trí La hán được bổ sung về sau.
1.Tọa Lộc La hán
Tôn giả Tân-độ-la-bạt-la-đọa-xà (Pindolabharadrāja) cưỡi hươu đến vương thành Câu-xá-di (Kauśāmbī) thuyết pháp.
Tôn giả Tân-độ-la-bạt-la-đọa-xà (Pindolabharadrāja) cưỡi hươu đến vương thành Câu-xá-di (Kauśāmbī) thuyết pháp.
2.Hỷ Khánh La hán
Tôn giả Ca-nặc-ca-phạt-sa (Kanakabassa) vui vẻ sau khi nghe Đức Phật giảng đạo.
Tôn giả Ca-nặc-ca-phạt-sa (Kanakabassa) vui vẻ sau khi nghe Đức Phật giảng đạo.
3.Cử Bát La hán
Tôn giả Ca-nặc-ca-bạt-ly-đọa-xà (Kanakabarudaja) nâng bát khi nhận vật thực hóa duyên.
Tôn giả Ca-nặc-ca-bạt-ly-đọa-xà (Kanakabarudaja) nâng bát khi nhận vật thực hóa duyên.
4.Thác Tháp La hán
Tôn giả Tô-tần-đà (Subinda) nâng bảo tháp Xá lợi Phật.
Tôn giả Tô-tần-đà (Subinda) nâng bảo tháp Xá lợi Phật.
5.Tĩnh Tọa La hán
Tôn giả Nặc-cự-la (Nakula) ngồi thiền định.
Tôn giả Nặc-cự-la (Nakula) ngồi thiền định.
6.Quá Giang La hán
Tôn giả Bạt-đà-la (Bhadra) qua sông đến Đông Ấn Độ để truyền giáo.
Tôn giả Bạt-đà-la (Bhadra) qua sông đến Đông Ấn Độ để truyền giáo.
7.Kỵ Tượng La hán
hay Phất Trần La hán
Tôn giả Ca-lý-ca (Kālika) trước khi xuất gia là một quản tượng, thường dùng một cây phất trần để quét sạch các phiền não.
hay Phất Trần La hán
Tôn giả Ca-lý-ca (Kālika) trước khi xuất gia là một quản tượng, thường dùng một cây phất trần để quét sạch các phiền não.
8.Tiếu Sư La hán
Tôn giả Phạt-xà-la-phất-đa-la (Vajriputra) đùa giỡn với sư tử con.
Tôn giả Phạt-xà-la-phất-đa-la (Vajriputra) đùa giỡn với sư tử con.
9.Khai Tâm La hán
Tôn giả Thú-bác-ca (Jīvaka) thường trật áo để lộ ngực, biểu thị Phật ở trong tâm.
Tôn giả Thú-bác-ca (Jīvaka) thường trật áo để lộ ngực, biểu thị Phật ở trong tâm.
10.Thám Thủ La hán
Tôn giả Bán-thác-ca (Panthaka) tọa thiền trong tư thế 2 tay giớ lên.
Tôn giả Bán-thác-ca (Panthaka) tọa thiền trong tư thế 2 tay giớ lên.
11.Trầm Tư La hán
Tôn giả La-hầu-la (Rāhula) chuyên cần tu tập, nghiêm thủ giới quy.
Tôn giả La-hầu-la (Rāhula) chuyên cần tu tập, nghiêm thủ giới quy.
12.Oát Nhĩ La hán
Tôn giả Na-già-tê-na (Nāgasena) nổi danh với luận thuyết "nhĩ căn thanh tịnh".
Tôn giả Na-già-tê-na (Nāgasena) nổi danh với luận thuyết "nhĩ căn thanh tịnh".
13.Bố Đại La hán
Tôn giả Nhân-yết-đà (Ańgaja) thường mang theo một túi vải lớn bên mình.
Tôn giả Nhân-yết-đà (Ańgaja) thường mang theo một túi vải lớn bên mình.
14.Ba Tiêu La hán
Tôn giả Phạt-na-bà-tư (Vanavāsin) thường dùng một chiếc quạt bằng lá chuối.
Tôn giả Phạt-na-bà-tư (Vanavāsin) thường dùng một chiếc quạt bằng lá chuối.
15.Trường Mi La hán Tôn giả A-thị-đa (Ajita) tương truyền khi xuất sanh đã có đôi lông mi dài.
16.Khán Môn La hán
Tôn giả Chú-đà-bán-thác-ca (Cūdapanthaka) khi đi hóa duyên thường cầm gậy có gắn chuông để gọi cửa.
Tôn giả Chú-đà-bán-thác-ca (Cūdapanthaka) khi đi hóa duyên thường cầm gậy có gắn chuông để gọi cửa.
17.Hàng Long La hán
Tôn giả Nan-đề-mật-đa-la (Nandimitra) tương truyền hàng phục Long vương, thu hồi kinh Phật.
Tôn giả Nan-đề-mật-đa-la (Nandimitra) tương truyền hàng phục Long vương, thu hồi kinh Phật.
18.Phục Hổ La hán
Tôn giả Đạt-ma-đa-la (Dharmatrata) hàng phục lão hổ.
Tôn giả Đạt-ma-đa-la (Dharmatrata) hàng phục lão hổ.
Trong một số phiên bản, hình tượng La hán Quá Giang được xem là đồng nhất với Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) vì ông cũng nổi tiếng với giai thoại qua sông truyền đạo.
Một phiên bản khác gán 2 vị La hán Hàng Long Phục Hổ cho các tôn giả Ca-diếp (Kasyapa) và Quân-đồ-bát-thán (Kundapadhaịiyaka). Một phiên bản xếp vào 2 tôn giả Ca-sa-nha-ba (thường được biết với danh hiệu Ca-diếp) và Nạp-đáp-mật-đáp-lạp (thường được biết với danh hiệu Di-lặc).
Trúc lâm thất hiền là tên dân gian gọi nhóm bảy học giả, nhà văn và nhạc sĩ theo trường phái Đạo giáo sống trong rừng trúc đầu thời nhà Tấn.
Vào thời nhà Tư mã thành lập Tây Tấn, chủ trương chuộng Nho giáo, 7 vị học giả này cảm thấy mình không phù hợp bèn bỏ đi lên rừng trúc sống ẩn dật, tiêu dao tự tại, đàn hát uống rượu vui vẻ. Chủ trương của họ tuy không phải là giống nhau hoàn toàn, nhưng đều có xu hướng chung là chỉ trích phê bình những điểm gian trá và hèn hạ của thói quan liêu trong triều đình Tây Tấn. Nơi tụ họp của họ được cho là ở Sơn Dương, Tiêu Tác, tỉnh Hà Nam ngày nay.
Danh sách Thất hiền:
1.Nguyễn Tịch tự Tự Tông người Trần Lưu (nay là Khai Phong, Hà Nam), từng làm chức Bộ binh giáo úy, nên còn gọi là Nguyễn bộ binh
2.Kê Khang tự Thúc Dạ người quận Tiếu (nay là Tuy Khê, An Huy), từng làm quan chức Trung tán đại phu, nên còn gọi là Kê trung tán.
3.Lưu Linh tự Bá Luân người Phái quốc (nay là huyện Túc, An Huy).
4.Sơn Đào tự Cự Nguyên, người huyện Hoài, quận Hà Nội (nay là Vũ Trắc, Hà Nam).
5.Hướng Tú tự Tử Kỳ người huyện Hoài, quận Hà Nội, cùng quê với Sơn Đào.
6.Vương Nhung tự Tuấn Trùng, tiểu tự A Nhung, người Lâm Nghi, Lang Tà (nay là Lâm Nghi, Sơn Đông), Tây Tấn đại thần, làm quan tới Tư đồ, phong An Phong hầu, nên còn gọi Vương An Phong.
7.Nguyễn Hàm tự Trọng Dung. người Trần Lưu, cháu của Nguyễn Tịch, làm quan tới chức Thái thú Thủy Bình, nên còn gọi là Nguyễn Thủy Bình.
Những bức tượng cho thấy người tạo tác nắm rất vững về cơ thể học, một yếu tố rất quan trọng khi làm tượng. Độ nhăn chảy của da thịt người già, gân tay chân trên tứ chi được thể hiện rất sinh động. Nét tươi vui, hay khắc khổ, sự sung mãn hay đau đớn đều được diễn tả xuất thần.
Bộ tượng đã tập hợp được những nét rất tiêu biểu về một nền văn hóa thông qua các tác phẩm gốm nghệ thuật. Những phút rảnh rỗi trong cuộc sống, hay đôi lúc có những suy nghĩ về cuộc đời, nhìn những bức tượng tưởng vô tri lại mang đến cho người nhìn ngắm nó những tư duy về số phận, những khát khao hay niềm thông cảm với nhân gian
DODUYNGOC
DODUYNGOC
Đăng nhận xét