Latest Post































NHỮNG ĐỨA TRẺ TRONG MÙA ĐẠI DỊCH

Mùa đại dịch, ai cũng có thể là nạn nhân, gia đình nào cũng có thể dính bệnh. Người già là một nỗi lo âu, nhưng bất hạnh nhất vẫn là những đứa trẻ. Nhiều cháu mới đôi ba tuổi, chưa ý thức được những gì đang xảy ra nhưng bị cách chia cha mẹ, ông bà. Chúng ngơ ngác với bộ đồ bảo hộ rộng thùng thình, chúng lạc lõng trong những khu cách ly và buồn bã vì không được gần cha mẹ. Những hình ảnh các cháu được đăng trên báo chí làm người xem xót lòng, rơi nước mắt.

Hôm kia, trên mạng có một đoạn clip ghi lại cảnh một gia đình phải chia ly vì dương tính với virus Vũ Hán. Người quay clip là một nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên đón các F0 mặc đồ bảo hộ xanh đến khu cách ly. Trong cảnh chộn rộn đưa người đi cách ly, người ta nhìn thấy một thanh niên đứng nhìn theo trên tay ẵm một đứa bé còn nhỏ xíu mới 3 tháng tuổi. Bố mẹ là F0 phải đi cách ly, bé 3 tháng tuổi đành gửi lại cho hàng xóm vì chẳng có ai là người thân. Anh hàng xóm không biết đã có gia đình hay chưa, có kinh nghiệm chăm sóc trẻ em hay không, vì nhìn anh có vẻ hoang mang lắm và ngơ ngác lắm. Có lẽ anh không ngờ phải chấp nhận tình cảnh này. Anh chỉ nhận vì tình làng nghĩa xóm. Anh cũng có thể nhiễm bệnh vì tiếp xúc như thế này. Nhân viên y tế bảo với anh:  "Ôm nó chạy về đi, chứ để nó ở đây chi tội nó", và động viên cha mẹ em bé: "Mới bây lớn như này, để nó ở nhà đi, chứ ẵm vô cách ly còn không chịu nổi nữa"

Người này cũng nhiệt tình hướng dẫn anh hàng xóm cách pha sữa bột để cho em bé ăn trong những ngày xa mẹ. Người thanh niên vẫn lóng ngóng trước cảnh ly biệt này. Người mẹ chuẩn bị lên xe nhưng vẫn nấn ná không nỡ xa con, muốn cho con bú cho no trước khi đi. Biết đâu đó là cữ bú cuối cùng vì dịch bệnh chẳng ai biết trước sẽ xảy đến kết cục như thế nào? Người mẹ cầm theo chai cồn, đón con từ anh hàng xóm rồi ẵm bé đi ra khu vực xa xa để cho con bú. Giao con cho người mẹ, người thanh niên cũng xịt cồn trên tay mình, tuân thủ yêu cầu của y tế quy định. Cảnh trao nhận của mẹ con làm ai cũng xót xa và sợ mẹ sẽ lây cho người khác. Tuy vậy, nhân viên y tế cũng căn dặn người thanh niên:  "Anh về nhà cũng cẩn thận, né mấy người xung quanh đi nha". Không biết những ngày tới, cháu bé sẽ sống thế nào khi đã xa bầu sữa mẹ. Anh thanh niên kia sẽ xoay xở thế nào khi chẳng có chút kinh nghiệm nuôi trẻ? Mong tất cả sẽ bình an, người mẹ sẽ được trở về nhà với đứa con thơ. Nghĩ dại, lỡ như người mẹ có mệnh hệ gì, đời của bé sẽ ra sao?

Cũng một gia đình khác, bố mẹ đều nhiễm virus, đi cách ly để lại một đứa con nhỏ ở nhà. Nhờ bà nội trông nom, bà nhiễm bệnh qua đời. Bà ngoại thế chỗ, bà ngoại cũng dính bệnh mà mất. Ông nội đành đến nuôi cháu. Kết cuộc như thế nào chẳng biết. Không biết bố mẹ có an toàn trong bệnh viện hay chăng? Đúng là bi kịch chỉ có trong mùa đại dịch. Nhưng hũ tro xếp hàng lần lượt trên bàn thờ và nước mắt của những đứa trẻ trong phút chốc thành kẻ bơ vơ.

Cũng nhói lòng khi nhìn những cháu bé phải bị đi cách ly. Một clip trên báo ghi lại cảnh một gia đình thuộc F1 gồm người mẹ và những đứa con trùm kín những bộ đồ chống dịch và được lực lượng hỗ trợ đưa đi cách ly y tế vào lúc nửa đêm đăng trên báo Người Lao Động. Đoạn video ghi vào thời điểm khoảng gần 24 giờ tại hẻm Tôn Thất Thuyết, phường 16, quận 4. Con hẻm này với hàng trăm hộ dân đã được phong tỏa nghiêm ngặt sau khi ngành y tế phát hiện nơi đây có đến 50 ca nhiễm. Một gia đình thuộc F1 gồm người mẹ và những đứa con nhỏ trùm kín những bộ đồ chống dịch rời nhà để được lực lượng hỗ trợ đưa đi cách ly y tế vào lúc nửa đêm. 

Chứng kiến hình ảnh những đứa bé ôm đồ dùng cá nhân, gối mền lỉnh khỉnh leo lên xe cộng thêm tiếng quấy của bé nhỏ tuổi nhất do sợ hãi lạ lẫm khiến không ít người nhói tim, xé lòng.

Người ta vẫn chưa quên hình ảnh cháu bé mới 5 tuổi trong trang phục bảo hộ rộng thùng thình, tự giác leo lên xe cấp cứu đi điều trị dịch bệnh tại huyện Bình Chánh đã khiến mọi người rất xúc động. Hình dáng nhỏ bé trong trang phục phòng hộ cá nhân rộng hơn thân thể, một mình leo lên chiếc xe cấp cứu của Bệnh viện huyện Bình Chánh để đến Bệnh viện Trưng Vương điều trị thật sự khiến mọi người phải rưng rưng nước mắt. Trước đó, ba của bé có kết quả dương tính với  virus Vũ Hán và đã được đưa đi điều trị tại một cơ sở y tế. Mẹ bé là F1 được đưa đi cách ly tập trung. Sau khi đánh giá nguy cơ, bé được cách ly ở nhà với bà ngoại và dì. Tuy nhiên, sau đó bà ngoại của bé cũng có kết quả dương tính nên được chuyển đi điều trị tại Bệnh viện Trưng Vương. Sau đó, bé có triệu chứng và được làm xét nghiệm cũng có kết quả dương tính nên được các cô chú nhân viên y tế đưa đi điều trị tại Bệnh viện Trưng Vương cùng với bà ngoại.

Một bộ ảnh với các cháu nhỏ mặc đồ bảo hộ đi cách ly ở Phú Yên cũng là hình ảnh nhói lòng. Lãnh đạo địa phương cho biết:" Có 17 cháu cùng ở với cha mẹ tại khu cách ly tập trung của H.Sơn Hòa và 4 cháu khác theo ba mẹ cách ly tại Bệnh viện (BV) dã chiến Đông Hòa (Phú Yên). Do không có người thân chăm sóc các cháu nên bất đắc dĩ cha mẹ đem các cháu đi cùng vào khu cách ly”. Một vị bác sĩ cũng cho biết trong bức ảnh chụp có 6 cháu, lớn nhất 5 tuổi và nhỏ nhất 15 tháng tuổi. Trong hình có thể thấy 4 cháu mặc đồ bảo hộ, trong đó 1 cháu là F0, còn lại 3 cháu là F1. Các cháu đi theo bố mẹ vì trong gia đình chỉ có những người đó thôi. Đây là vùng nông thôn nên không ai chăm sóc các cháu. Nhiều người cũng nghi ngại khi các cháu chưa nhiễm bệnh mà đưa vào khu cách ly, nguy cơ dính bệnh rất cao. Nhưng cũng khó, để ở nhà thì không có người trông giữ, vào đây sẽ dính bệnh cả chùm.

Người ta cũng chưa quên câu chuyện của một bác sĩ đang chăm sóc bệnh nhân trong một bệnh viện dã chiến ở Sài Gòn. Cả gia đình hai vợ chồng và đứa con bị dương tính. Người chồng nặng không qua khỏi. Khi bàn chuyện hậu sự với người vợ, cô ta khẩn thiết xin bác sĩ cứu cho con gái của cô cũng đang ở trong tình trạng nặng. Bác sĩ không tìm ra chỗ để chuyển đi. Người mẹ xin bác sĩ cho con được chuyển lên chiếc giường mà chồng cô vừa mất, có lẽ xác chưa chuyển đi và chưa có người chuyển đến. Chỉ cần có một cái giường thôi, chỉ cần có một hơi thở đưa vào đúng lúc thôi, một mạng người sẽ được cứu, bi đát quá. Xót xa quá nhưng đành bất lực thôi.

Một hình ảnh khác ghi lại một em bé 7 tuổi trong trang phục phòng hộ cá nhân ở thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi) cùng mẹ và anh trai lên xe y tế đi cách ly cũng gây xúc động cho cộng đồng mạng. Cha em là tài xế lái xe chở hàng chạy tuyến Quảng Ngãi-Quảng Ninh, khi đến cổng Bệnh viện Minh An, tỉnh Nghệ Anh, sau khi test nhanh, kết quả dương tính 2 lần. Sau đó, mẹ em, anh trai cùng em bé 7 tuổi trên thuộc trường hợp F1 nên đã theo xe y tế chở đi cách ly tập trung trong bộ đồ bảo hộ.

Những ngày qua, hình ảnh bé trai khoảng 5 tuổi lọt thỏm trong bộ đồ bảo hộ rộng thùng thình, ôm đồ đạc, hồn nhiên thả bước dọc hành lang rời khỏi khu cách ly cũng gây chú ý ở mọi người. Được biết, đây là khoảnh khắc bé trai cùng mẹ thu dọn đồ đạc, rời khu cách ly Quận Gò Vấp lên đường đến một bệnh viện nhi trên địa bàn thành phố để điều trị virus Vũ Hán. Bé trai nói trên sinh năm 2016 đang sinh sống cùng cha mẹ tại khu nhà trọ trên địa bàn phường 9, Quận Gò Vấp. Ngày 14.6, bố của bé có kết quả dương tính với virus do tiếp xúc với F0 cùng khu trọ và được đưa đi cách ly. Ngay sau đó, bé trai và mẹ được đưa vào cách ly tập trung tại Khu cách ly Quận Gò Vấp. Sáng 18.6, kết quả xét nghiệm của bé trai dương tính. Do vậy, bé được chuyển đến một bệnh viện trên địa bàn thành phố để cách ly, điều trị. Chứng kiến hình ảnh dù cơ thể bị trùm kín bởi bộ đồ bảo hộ, bé trai vẫn hồn nhiên, bình tĩnh khi rời khu cách ly, nhiều người đã gọi vui bé là “chiến binh” 5 tuổi.

“Trông cách thả bước, ôm đồ đi trên hành lang khu cách ly thật hồn nhiên, bình tĩnh. Bé không tỏ vẻ sợ hãi, buồn bã. Bé sẽ là “chiến binh” 5 tuổi trong hành trình chống lại bệnh tật sắp tới. Chúc 2 mẹ con sớm bình phục”, một tài khoản mạng xã hội chia sẻ.

Và hình ảnh người mẹ ôm mặt khóc nức nở, kêu gào khi nhìn đứa con nhỏ của mình sốt 39 độ đang nằm dưới sàn nhà lạnh lẽo không người quan tâm, không có được viên thuốc ở trong khu cách ly là một trường học ở quận 8 dành cho những người bị nghi nhiễm ở chợ Bình Điền cứ ảm ảnh mãi trong lòng người xem.

Còn nhiều, nhiều lắm không kể hết được những đưa trẻ bị cách ly trong mùa dịch. Nhưng bất hạnh nhất là những đứa trẻ bị mồ côi khi cha mẹ đã bị tử vong vì dịch bệnh. Các cháu chưa ý thức được chuyện sống chết nhưng khi nhận hũ cốt của cha mẹ, các cháu cũng đã thoáng biết rằng từ nay tất cả đã cách chia. Nỗi đau này sẽ theo suốt cả cuộc đời các cháu. Một gia đình đang đoàn tụ, ấm êm, bỗng chốc dịch bệnh ào tới mang theo nỗi bất hạnh. Tổ ấm chia lìa, tan tác, còn nỗi đau nào hơn nữa.

Có ý kiến cho rằng, cách ly như thế này là biện pháp không hiệu quả. Trong một chương trình giao lưu trực tuyến, ông Đặng Hoa Nam, cục trưởng Cục Trẻ em xác nhận trên tờ Tuổi Trẻ rằng có đến hơn bốn ngàn trẻ em chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh phải đi cách ly tập trung, không có gia đình cạnh nên có thể gặp phải rất nhiều sang chấn về mặt tâm lý.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hồ Chí Minh cho biết nêu ý kiến của ông: 

“Tôi thấy rằng chủ trương cách ly hiện nay là để ngăn chặn những đối tượng lây nhiễm. Có hai hình thức cách ly: tại nhà và tại nơi tập trung. Khi ban hành chủ trương như thế thì rất nhiều người đồng tình. Theo tôi, cách ly tại nhà nếu có điều kiện thì vẫn hay hơn vì sử dụng riêng những vật dụng, nhà vệ sinh…không chung đụng như khu cách ly tập trung.

Những ai có điều kiện thì nên cho họ cách ly tại nhà, Nhà nước cần cho họ cơ chế để họ thực hiện thì tình hình dịch bệnh sẽ giảm trong khi chờ vaccine”.

Tình trạng tách những đứa trẻ còn quá nhỏ để đi cách ly gây nhiều phản ứng trong dư luận. Nhiều người cho rằng đây là qui định mất nhân tính, dã man và không thuyết phục vì nếu các bé là F1 thì đương nhiên cả nhà (ba mẹ và các thành viên khác là F2) thì tại sao không áp dụng cách ly cả gia đình tại chỗ.

Theo Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch được Bộ Y tế ban hành hôm 12 tháng ba năm 2020, đối tượng bị cách ly là người đi về hoặc từng qua vùng có dịch của quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch. Người tiếp xúc gần với trường hợp xác định mắc virus trong trường hợp vượt khả năng tiếp nhận của cơ sở y tế. Như vậy, nếu trẻ em có bố mẹ được xác định mắc virus thì những đứa trẻ trong nhà thuộc diện cách ly tập trung, không phân biệt tuổi tác. Nhà nước đã quy định như thế, dù ta thấy cảnh các bé còn quá nhỏ mà phải cách ly thì cũng phải chấp hành thôi dù rất bất nhẫn và nguy hiểm. 

Cảnh các em bé bị trùm kín trong bộ đồ bảo hộ kín mít, được bố trí ở những nơi thiếu nhiều phương tiện sinh hoạt, ăn uống không đạt tiêu chuẩn, không được chăm sóc đúng mức sẽ khiến cho sức đề kháng yếu, đồng thời ở trong môi trường cách ly, tình trạng lây nhiễm chéo rất dễ xảy ra. Cho đến nay, chưa có thống kê nào ở Việt Nam cho biết có bao nhiêu trẻ em bị nhiễm bệnh và tử vong. Tuy nhiên, những đứa trẻ bị cách ly, những cháu bị mất cha mẹ, ông bà trong cơn đại dịch này sẽ bị sang chấn tâm lý rất nặng nề.

*******

Ngày hôm nay, 13.8, một số điểm tiêm chủng ở thành phố đã gặp phản ứng của người dân khi biết được chích Sinopharm, một loại thuốc của Tàu.

"Trên mạng xã hội lan truyền clip được cho là điểm tiêm phòng Covid-19 tại sân Tao Đàn, Quận 1, một số người dân phản ứng và bỏ về khi nghe thông báo là chuẩn bị tiêm vaccine Sinopharm.

Sau khi video được lan truyền trên mạng và truyền tải, lãnh đạo Quận 1 xác định có xảy ra sự việc trên tại điểm tiêm phòng Covid-19 số 1 Huyền Trân Công Chúa. Sáng 13/8, UBND Quận 1 tổ chức tiêm vaccine AstraZeneca cho người dân, nhưng đến 9 giờ thì hết vaccine này và Quận có tổ chức tuyên truyền người dân tiêm vaccine Sinopharm thì có một số người phản ứng và bỏ về như clip. Tuy nhiên, Quận vẫn tiếp tục tổ chức tiêm Sinopharm cho 52 người dân tại điểm này và trong chiều 13/8 Quận vẫn tiếp tục tiêm vaccine Sinopharm cho người dân tại đây".(trích Thông tin Đảng bộ Thành phố)

Phần lớn người dân không chấp nhận chích thuốc này dù báo chí, truyền thông và nhiều chỉ thị của nhà nước khuyến khích sử dụng thuốc này khi tình hình thiếu vaccine đang diễn ra ở thành phố. Người dân có quyền chọn lựa và họ đã lựa chọn bằng cách thà không chích chứ không chích thuốc Tàu. Việc này cũng khiến cho thành phố lâm vào tình thế khó xử. Không tiêm chủng đủ cho dân thì không thể ngăn chận được dịch. Mà chích thì dân không đồng tình với thuốc. Tình hình này, giãn cách chắc còn phải kéo dài và thành phố lại lâm vào bế tắc trong các phương án giảm dịch. Con số người nhiễm ở thành phố đang nằm ngang, con số tử vong vẫn còn tăng cao, không biết sắp tới, lãnh đạo thành phố và trung ương có biện pháp nào mới không? Chứ như thế này, xin nói thật, người dân đã ngán lắm rồi, đã hết chịu nổi rồi. Nhất là những người nghèo và nhân dân lao động.

Hôm nay 13, thứ sáu, mùa dịch thứ tư, không biết cuối ngày, có những báo hiệu gì khả quan không chứ lòng tin đã bắt đầu giảm và nỗi đau về một thành phố trong cơn đại dịch đã trở thành đã trở thành vết thương khá lớn trong lòng của mỗi người rồi.

13.8.2021

Sài Gòn lockdown ngày thứ ba mươi sáu

DODUYNGOC






Bị nhốt trong nhà suốt hơn hai tháng trời vì đại dịch, nhiều khi cũng cảm thấy bí bách. Ông BS Đỗ Hồng Ngọc bảo "đi ra ngoài không được thì đi vô trong". Ý ông bác sĩ này là hãy nhìn lại mình để hiểu mình thêm, lắng đọng tâm thức để thiền quán, để sống chậm lại và từ đó sẽ tìm ra nhiều điều thú vị. Tôi phục ông, tôi cũng phục nhiều người đã nhân thời gian rảnh rỗi mà chiêm nghiệm, mà suy ngẫm, mà sống khác, tìm niềm vui trong những công việc. Tôi lại không làm được vậy, suốt ngày cứ loay hoay với những tin tức, những mảnh đời, những số phận trong thời đại dịch. Cũng có tuổi rồi, không vẫy vùng, hoạt động như người trẻ nữa. Thôi thì tìm nơi đóng góp một chút trong khả năng hiện có của mình, như là sự sẻ chia cho lòng bớt áy náy thôi. Phê phán cũng nhiều rồi, trách móc cũng lắm rồi, cũng chỉ để bớt ẩn ức trong lòng mình thôi. Có khi cũng nên để cho lòng lắng lại. 

Tôi cũng suy nghĩ nhiều về thân phận con người, về lẽ sinh tử và vô thường của cuộc đời. Nhưng suy nghĩ của tôi thực tế hơn, gắn liền với thực tại và những biến chuyển dồn dập ngoài kia. Thời gian đầu, tôi theo dõi hàng giờ những con số người nhiễm bệnh, những địa điểm bị cách ly, phong toả như người chơi chứng khoán theo dõi những màu xanh đỏ nhảy múa cạnh những số liệu. Những con số bất an. Khi số người dính dịch lên đến năm, sáu ngàn, tôi không lưu tâm nữa mà chỉ để ý đến số người tử vong, và thấy kinh hoàng, sợ hãi. Số lượng người chết càng ngày càng tăng chứng tỏ đại dịch vẫn hành hoành đe doạ đời sống mỗi người. Và kèm theo những số liệu khô khan là những bi kịch, bi kịch của từng cá nhân và tang thương của mỗi gia đình. Nhiều nhà có ba, bốn người ra đi từ ông bà, cha mẹ cho đến con cháu. Nhiều người quen, bạn bè mới đấy giờ đã là nắm tro tàn. Chưa bao giờ thành phố này bi thương đến vậy kể cả những ngày chiến tranh leo thang trong cuộc chiến Nam Bắc cách đây gần nửa thế kỷ. Và ngay trong những ngày đói kém sau 1975, thành phố cũng không xơ xác như bây giờ dù giờ đây Sài Gòn lắm cao ốc và cũng lắm tỷ phú. 

Nhiều đêm không ngủ được, tôi có cảm giác đâu đó những tiếng thét, tiếng la của những con người đang không thở được, đang cận kề với cái chết. Tiếng thét như âm thanh của im lặng nhưng xoáy sâu vào tim cộng với tiếng hú còi của những chiếc xe cấp cứu chạy hết tốc độ trong đêm vắng khiến cho đêm Sài Gòn bất an và bi thiết. Khuya Sài Gòn vắng đến rợn người, những con đường vàng vọt dưới bóng đèn không bóng người đi, tiếng dế cũng không còn gáy, tiếng những con mèo hoang thường ngày đi lang thang trên những mái nhà cũng vắng bóng. Nhưng tôi hiểu rằng ở một nơi chốn khác, giống một thế giới khác có biết bao nhiêu người đang đau đớn, đang vật vã và cũng có bao người đang cố gắng làm hết sức mình để giành giật sự sống cho người bệnh. Đó là đêm ở bệnh viện, là nơi có tử thần chực chờ ở mỗi giường bệnh để cướp đi sinh mạng của họ. Trước nỗi đau của con người, tôi bất lực. Chỉ biết nguyện cầu nhưng chẳng biết cầu xin với ai. Có lẽ trong nỗi đau lớn lao này, Phật, Chúa cũng đành cúi đầu. Bởi suy cho cùng những nỗi thống khổ của con người cũng đều do con người tạo dựng. Gieo khổ đau thì gặt lấy đau khổ, gieo tai ương thì gặt lấy tai ương. Tất cả đều do con người gieo rắc và đưa đến kết quả như thế này. Người lãnh đạo và quản trị xã hội trong những thời kỳ khủng hoảng phải tìm ngay giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất để đối phó. Khi thế giới vướng đại dịch, nhiều người lãnh đạo kể cả những nước giàu có và tiến bộ cũng lúng túng và bế tắc trong thời kỳ đầu. Hãy nhìn lại thành phố Vũ Hán của những ngày tháng đầu tiên của dịch bệnh, người ta hình dung ra địa ngục ở trần gian. Những hình ảnh những chiếc xe bắt người, những ngôi nhà bị niêm phong, những xác người nằm chết bên đường, những ống khói của lò thiêu. Khủng khiếp! Nhưng rồi ai cũng nghĩ đó chỉ là xứ người ta, chắc chẳng bao giờ đến mình. Đến khi cả thế giới bùng dịch, hàng triệu người đã chết thì nhân loại mới thức tỉnh. Và cuối cùng người ta cũng tìm thấy giải pháp hợp lý để chống dịch và sống chung với dịch. Bởi con virus khốn kiếp này từ đây sẽ sống mãi bên cạnh con người.

Rảnh rỗi, tôi lang thang trên mạng và phát hiện nhiều điều thú vị. Những ngày đầu phong toả, nhiều ngõ ngách, nhiều con phố bị giăng dây, dựng hàng rào, các cửa hàng đóng cửa, chợ bị bỏ hoang. Nhiều chuyến xe chở hàng không vào được phố. Những chính sách sai lầm đã khiến Sài Gòn khủng hoảng vì thiếu thực phẩm. Kiểu phát phiếu đi chợ và xếp hàng dài ở siêu thị để được mua hàng không còn hiệu quả. Và trong cái khó ló cái khôn. Những chợ mọc lên đầy không gian mạng. Chợ mang tên từng quận và ở đó người ta có thể tìm thấy bất cứ thứ gì cần thiết cho cuộc sống bình thường. Không khí mua bán rộn rịp hơn, hàng hoá phong phú hơn. Chỉ có điều vấn đề là có tiền để mua sắm không thôi. Giãn cách quá lâu, nhiều gia đình không kế sinh nhai đã lâm vào kiệt quệ. Gói hỗ trợ của chính phủ không thấm vào đâu nhưng không phải ai cũng được hưởng. Dịch có thể chưa đến nhưng cái đói đã kề cận một bên. Ở tận hang cùng ngõ hẻm, ở các dãy nhà trọ, ở các vùng dân cư lao động, ở các gầm cầu, vỉa hè, góc phố đã thấy cái đói hiện diện. Rất nhiều tổ chức, nhiều nhà hảo tâm đã giúp họ qua mấy bữa nhưng tương lai mai mốt thì sao? Mù mịt chẳng lối ra. Nên chăng nhà nước tìm ra một chính sách, một biện pháp khác với cách ly, phong toả để đời sống dễ thở hơn là ngồi nhìn ra dây giăng và hàng rào kẽm.  Thành phố hiện giờ có hơn 800 điểm cách ly như thế. 800 khu dân cư ngồi nhìn thời gian trôi đi với những héo mòn. Nhìn những đốm đỏ chi chít trên bản đồ thành phố, hình dung thành phố này như đang bị bao vây không lối thoát. Bi quan ư? Có lẽ cứ kéo dài thế này sẽ sinh tâm lý bi quan.

Và tâm lý bi quan này càng nặng nề hơn khi từ hôm qua đến nay người dân thấy xuất hiện vaccine Sinopharm của Trung Quốc trong các điểm chích. Vẫn biết nhà nước có thông báo là người dân có quyền chọn lựa tiêm hay không tiêm. Nhưng không tiêm thì lo sẽ bị nhiễm dịch. Chọn cách nào đây?

Theo tin nhà nước, Việt Nam đã phê duyệt 6 loại vaccine gồm AstraZeneca, Gam-Covid-Vac (Sputnik V), Vero Cell (Sinopharm), Comirnaty(Pfizer/BioNTech), Spikevax (Moderna), Janssen (do Bỉ và Hà Lan sản xuất). Đây đều là các loại vaccine đã được WHO cấp phép trong tình trạng khẩn cấp. Trước đây, dân Sài Gòn được chích Moderna cho người già và Astra Zeneca cho người trẻ. Giờ thấy Sinopharm, người ta lo vì dân không tin vaccine Tàu. Có người bảo thà chích vaccine Việt Nam chứ không chích thuốc Tàu. Mỗi người có quyền chọn lựa chích hay không chích hoặc chọn thuốc để chích, đó là quyền của mỗi người. Bởi chuyện chích ngừa và thuốc chích gắn liền với sinh mạng của mỗi người. Không ai có quyền quyết định sinh mạng của người khác. Cho nên khi bị thiếu hụt vaccine, nhà nước phải có kế hoạch như thế nào để có thể đạt chỉ tiêu 70% người dân được tiêm chủng. Chưa được chích cũng lo mà chích loại thuốc còn nghi ngờ thì lại càng bất an hơn. Đã có địa phương như quận Phú Nhuận theo báo cáo là đã chích ngừa được gần 90% dân số, đó là điều mừng cho quận này. Nhưng cũng còn nhiều quận tỷ lệ còn thấp quá, nếu không giải quyết cho dân an tâm về vaccine, chuyện ngăn chận dịch là điều khó thực hiện.

Có những điều bình thường trong cuộc sống bình thường như thở, như vào quán uống ly cà phê sáng, ghé quán ăn tô phở, bát bún. Bắt tay với người bạn, hôn người yêu, ôm người thân thương, gần gũi với bạn bè. Tất cả bây giờ là điều xa xỉ và cấm kỵ. Người mang bệnh chỉ cần hơi thở, nếu được thở có nghĩa là còn được sống. Khi phổi chưa đóng băng, máu chưa bị đông, hơi thở còn ở trên mũi, miệng tức là còn hi vọng. Giờ mới thấy hạnh phúc chẳng có chi cao xa, hạnh phúc chỉ là làm được những điều bình thường, rất bình thường. Chắc hẳn rằng sau mùa dịch, người ta sẽ quý những cảm xúc và hành động bình thường đó nhiều hơn. Dịch đã cướp của con người nhiều thứ, từ sinh mạng cho đến tự do được sống, được gần gũi, yêu thương. Nó vẫn là bóng ma đang đè lên mỗi số phận con người.

Theo thông báo của Bộ Y tế từ 18 giờ 30 ngày 11.8 đến 6 giờ sáng nay, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.642 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 4.639 ca ghi nhận trong nước tại 24 tỉnh, thành. Riêng TP.HCM 2.318 bệnh nhân, không tìm thấy con số tử vong. Vẫn chưa thấy gì khả quan, các tỉnh lân cận như Bình Dương 911 ca, Đồng Nai 425 ca, Long An 354 ca. Những con số bất an.

Còn đó nỗi buồn biết đến bao giờ?

12.8.2021

Sài Gòn lockdown ngày thứ ba mươi lăm

DODUYNGOC














Mở đầu một ngày là cơn giận khi đọc tin lũ người táng tận lương tâm, tàn nhẫn tận cùng khi bóc lột, chặt chém người bệnh vướng dịch virus Vũ Hán. Lũ người này lợi dụng cấp cứu, sử dụng xe cứu thương dỏm chở người bệnh đi và đòi tiền rất cao. Xe dán thông tin là chạy tình nguyện, danh nghĩa là miễn phí nhưng đến nơi giở giọng thu tiền với giá trên trời. Cũng có nhiều xe tử tỉnh lên thành phố đội mác vận chuyển cấp cứu kiếm ăn. Rất nhiều chiếc xe 16 chỗ được cải tạo thành xe cứu thương rồi đăng lên mạng, nhiều khi là đăng như của các đội tình nguyện. Khi có bệnh nhân cần cấp cứu, những người này chặt giá 3-4 triệu đồng một chuyến dù quãng đường có khi chỉ là một đoạn ngắn.

Khi người nhà nguy kịch, liên hệ cấp cứu khó khăn, ai cũng tìm đủ mọi cách để kiếm xe nên khi có xe đến là đã quá mừng. Do vậy, lợi dụng tâm lý này, những kẻ kiếm ăn trên nỗi đau của đồng loại kêu giá bao nhiêu người ta cũng đồng ý. Sinh mạng là trên hết, thời giờ là sinh tử cho nên giữa giờ phút ấy, chẳng ai còn quan tâm đắt rẻ. Trong lúc dịch bệnh tăng cao ở thành phố, các phương tiện lưu thông công cộng không được phép hoạt động. Nhu cầu vận chuyển người nhiễm dịch lẫn người bệnh là rất lớn. Trước tình hình này, nhà nước cho phép nhiều xe cứu thương từ nhiều đơn vị tư nhận được huy động vận chuyển cấp cứu và đều có logo và thẻ nhận dạng để phân biệt. Chủ trương của chính quyền là miễn phí và đội quân chạy cấp cứu là tự nguyện. Danh nghĩa là thế, nhưng đôi khi người nhà bệnh nhân bồi dưỡng một ít thì cũng là chuyện bình thường. Nhưng đội lốt cấp cứu mà bóp cổ dân như thế thì quá bất nhẫn, ăn trên xác người. Cái dở của bộ phận phụ trách trực điện thoại để dân có thể liên lạc khi cần là hầu như rất khó để liên hệ. Địa phương nào, ban bệ nào cũng có lực lượng túc trực nghe điện thoại để kịp thời tư vấn hướng dẫn cho người dân. Nhưng bộ phận này chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình, có khi là do thiếu xe cấp cứu nhưng đa phần là chưa làm hết trách nhiệm được giao. Chưa kể số cuộc gọi đến quá đông, không thể giải quyết được. Đã có nhiều người chết vì xe cấp cứu không gọi được hay đến trễ nên bệnh nhân không qua khỏi.
Mùa dịch bệnh, rất nhiều cá nhân, nhiều hội đoàn đã hết mình hỗ trợ cho dân nghèo, giúp thêm thiết bị cho các bệnh viện, giúp cho nhiều gia đình có người mấy thuận tiện trong việc thiêu xác...Họ làm thiện nguyện từ lòng nhân đạo, tình đồng bào, bằng cái tâm sáng. Thế nhưng đâu đó vẫn có những con kền kền đợi dịp để ăn xác người, những con thú đội lốt hút máu người. Chúng lập ra những tổ chức từ thiện, chúng tạo ra những hoàn cảnh bi thương, chúng vẽ ra những tiếng kêu khẩn thiết để kêu gọi các nhà tài trợ, thu được tiền chúng không làm từ thiện bao nhiêu mà đa phần là bỏ vào túi riêng. Ta cũng sẽ không làm ngạc nhiên khi nhiều kẻ chuyên làm từ thiện, từ thiện là nghề nghiệp chính của họ, ngoài ra họ chẳng làm gì khác nhưng rất giàu có, nhà cửa, xe cộ ngon lành. Tiền của bá tánh cả. Hút máu người nghèo, ăn trên xác đồng loại, không biết rồi họ có vui sướng gì trên những đồng tiền bất lương đó không nữa? Một xã hội mà kẻ có chức ăn không chừa thứ gì và kẻ đội lốt từ thiện làm giàu trên máu mủ của đồng loại. Xã hội đó nên gọi tên là gì nhỉ? Thời nay quả báo nhãn tiền, những loại người này cũng không tránh được tai ương đâu.
Từ hôm qua, đường phố Sài Gòn bất ngờ đông đúc, nhiều con đường lắm xe cộ, nhiều người đi. Hiện tượng này khiến nhiều người lo lắng cho thành quả phòng chống dịch trong suốt thời gian qua của Sài Gòn trở thành vô ích. Trên một số tuyến đường trung tâm TP HCM như Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng (quận 1), Ngô Gia Tự, nút giao Lý Thái Tổ (quận 10), Hồng Bàng, Châu Văn Liêm, Nguyễn Tri Phương (quận 5), Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu, Cách Mạng Tháng Tám (quận 3), Lê Văn Sỹ, Huỳnh Văn Bánh (quận Phú Nhuận)..., suốt từ trưa đến chiều 10.8, lượng xe cộ khá tấp nập. Ngoài những phương tiện cấp cứu, chở hàng hóa thiết yếu, vẫn còn nhiều người đi lại như bình thường, nếu bị xét hỏi chắc chắn sẽ vi phạm quy định phong toả. Có lẽ thời gian giãn cách quá dài, nhiều người bị tâm lý tù hãm nên cố tìm cách ra đường dù không có nhu cầu cần thiết. Có những nhu cầu bình thường nhưng trong mùa dịch lại trở thành quan trọng như nhu cầu được thở của những người vướng virus, như nhu cầu được đi lại, nhu cầu được gặp gỡ, nhu cầu được ăn uống hàng quán, tập thể dục như là một thói quen của người bình thường. Giờ thì giam chân cuồng cẳng suốt hai tháng trời, các nhu cầu ấy trở nên cấp bách. Cũng có thể một số người đã được chích ngừa, cứ nghĩ chích rồi là sẽ không nhiễm bệnh, sinh ra chủ quan, ra đường mà không còn sợ dính bệnh nên cứ rồ ga mà đi cho đỡ cuồng chân. Một suy nghĩ khá là nguy hiểm.
Với tình hình này, thời gian giãn cách có thể còn kéo dài và sẽ phát sinh những biểu hiện tâm lý bất lợi cho con người. Có thể gọi đó là Hội chứng tâm lý trong đại dịch. Không chỉ vì bị tù hãm trong thời gian dài, nhiều gia đình vướng bệnh cả gia đình từ ông bà, con cái và cả cháu, rồi có đến ba bốn người bị mất mạng trong mùa dịch. Rồi khó khăn trong đời sống, thiếu thốn gạo cơm, không có tiền để sinh hoạt mà tương lai thì mù mịt. Hỏi làm sao không bị sang chấn tâm lý?
Theo báo cáo, mấy hôm nay số người nhiễm dịch ở Sài Gòn đã có giảm dù không nhiều. Vẫn luẩn quẩn ở con số trên dưới 4000ca/ ngày. Tuy nhiên con số tử vong vẫn chưa giảm và có thể tăng lên trong những ngày sắp tới. Số người tử vong hôm qua là 308 người. Chiều nay là 342. Riêng thành phố là 261 người. Vừa rồi, chùa Vĩnh Nghiêm có chương trình Hỗ trợ áo quan để hoả táng cho người có hoàn cảnh khó khăn. Đợt đầu về kho ở chùa 1.000 cái, chỉ làm bằng cây và bìa cứng, ván ép. Nhìn thấy chất đống trong kho mà lạnh người. Con số cả ngàn đấy mà cấp cho hết số người chết thì chỉ cần ba, bốn hôm là hết. Ghê thật. Cứ nhìn cảnh ở lò thiêu Bình Hưng Hoà, cảnh bận rộn không nghỉ của các nhà đòn mới thấy sự tổn thất nhân mạng trong cơn dịch này ở Sài Gòn nó tang thương, mất mát biết chừng nào!
Cũng mấy hôm nay, trước tin thành phố đang trong tình trạng thiếu vaccine, rất nhiều người chưa được tiêm chủng rất lo âu vì sợ phải chích thuốc Sinopharm. Ngày 10.8, thành phố đã tiêm vaccine Vero Cell dựa trên văn bản đề xuất của các đơn vị, trong đó có Tập đoàn FPT. Vaccine này được Bộ Y tế phân bổ cho TP.HCM vào ngày 6.7 với 19.000 liều. Và hôm nay, thành phố đã triển khai tiêm 19.000 liều vaccine Vero Cell. Đây là vaccine nằm trong số lượng 500.000 liều được tài trợ trước đó. Tin này khiến nhiều người lo sợ phải chích Sinopharm.
Tuy nhiên, cũng theo tin của nhà nước, số lượng 19.000 liều vaccine Vero Cell được phân bổ từ nguồn tài trợ trước đó. Số vaccine này được tiêm cho 3 nhóm người gồm: Công dân nước CHND Trung Hoa làm việc tại Việt Nam; người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc, kinh doanh tại nước CHND Trung Hoa; người dân có nhu cầu sử dụng vaccine này, đặc biệt ở các địa phương sát biên giới với nước CHND Trung Hoa. Như vậy, vẫn chưa có chủ trương chích phổ biến trong dân loại thuốc này.
Qua tin báo như trên, có lẽ người dân sẽ bớt ngại ngùng hơn khi đi chích ngừa, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn nên khi đến chích, đòi xem cho được lọ thuốc mới an tâm. Nhưng cũng theo phát biểu của người có trách nhiệm, vaccine Vero Cell cũng như các loại khác, người dân sẽ được chọn thuốc chích với tinh thần “tự nguyện và miễn phí, ai đồng ý mới thực hiện”. Nhưng nếu thiếu các loại Astra, Pfizer hay Moderna thì sao? Chỉ còn một loại thì chắc khỏi chọn lựa.
Trong cuộc họp hôm qua, Phó Chủ tịch Dương Anh Đức, báo cáo rằng tình hình dịch tại Thành phố đã ở mức độ được kiểm soát và có xu hướng giảm dần, dao động ở mức 3.000 - 4.000 ca nhiễm/ngày; hệ số lây nhiễm chung giảm mạnh từ mức 3-3,5 xuống còn 0,78. Lãnh đạo nhìn nhận như thế, nhưng trong thực tế lượng F0 ở thành phố này vẫn đang quá tải. Các bệnh viện vẫn chật cứng người bệnh và con số tử vong hàng ngày vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm.
Trời Sài Gòn vẫn chưa sáng nổi.
11.8.2021
Sài Gòn lockdown ngày ba mươi bốn.
DODUYNGOC










Hôm qua, thành phố đã gióng lên tiếng kêu là đang bắt đầu tình trạng thiếu vaccine trong những ngày tới. Thành phố báo chỉ còn 600.000 liều, Ông Bộ thì bảo còn đến 1.700.000 liều. Nói qua nói lại chưa đi đến đâu thì hôm nay thành phố nhận được một thông báo của Bộ Y tế về việc mua, nhập khẩu vaccine phòng dịch của TP.HCM. Đại khái nội dung của thông báo là Bộ đã làm việc với Công ty Zuellig Pharma, đơn vị được Moderna chỉ định nhập khẩu, phân phối vắc xin phòng virus Vũ Hán cho khu vực châu Á, Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. 

Công ty Zuellig Pharma dự kiến có thể cung cấp được 5 triệu liều vắc xin của Moderna cho Việt Nam. Bộ đề nghị thành phố nếu cần mua, Bộ sẽ tạo điều kiện thực hiện các thủ tục cấp phép nhập khẩu, kiểm định vaccine nhanh nhất. Bộ đề nghị thành phố nếu không cần mua thì gởi văn bản trước ngày 15.8.2021 để Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét cho đơn vị, địa phương khác mua. Ép dữ quá rồi nha.

Ô hô! Thành phố đang khó khăn vì thiếu vaccine, dịch cũng đang tiếp tục với con số chưa chịu xuống như mong đợi. Thành phố cũng cố gắng vượt bực để chủng ngừa cho dân. Tốc độ 300.000 liều trong một ngày là một tốc độ tiêm chủng rất cao kể cả so với một số nước tiên tiến của Châu Âu. Thành phố muốn đạt chỉ tiêu tiêm chủng 70% dân. Bộ không đồng tình với con số báo cáo đã đành còn đưa thông báo này như thế triệt buộc. Tức là không cung cấp thêm, nhưng thành phố nếu thấy cần thì bỏ tiền ra mua, Bộ giúp thủ tục cho. Còn nếu không mua thì Bộ dành ưu tiên cho nơi khác. Không lẽ chửi thề một phát cho đã tức. Trong khi thành phố là nơi bùng phát dịch lớn nhất nước, số người nhiễm và tử vong hàng ngày cao nhất nước, là thành phố đóng góp cho ngân sách nhiều nhất, cũng là nơi có nhiều nhà máy, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hoá cung ứng cho cả nước. Chưa kể trong đợt đóng góp vào Quỹ Vaccine của chính phủ, thành phố cũng là nơi đóng số tiền nhiều nhất, trên cả ngàn tỷ đồng. Đóng góp nhiều, đang gặp hoạn nạn, đang cần thuốc để chữa lành bệnh, mở lời lại bị bảo rằng muốn thêm vaccine à, bỏ tiền mua đi, ta giúp phép cho. Oái ăm không hả trời. Có điên được không? Chắc là lãnh đạo thành phố cũng sẽ cắn răng xuỳ tiền để mua vaccine về cứu thành phố chứ biết làm sao bây giờ. Hay là cuối cùng phải đành đem Sinopharm của bà Trương Mỹ Lan ra xài để chữa lửa. Chơi hơi kỳ à nha! Chơi thế thì chơi với ai? 

Trong kho còn gần 7 triệu liều, để dành cho hết date hay sao? Hay dành riêng cho ai, cho địa phương nào? Chỗ nào lửa cháy thì đem nước mà dập chứ! Ông Vũ Đức Đam đã từng tha thiết kêu gọi các địa phương nên nhường bớt vaccine cho thành phố kia mà? Sao bây giờ lại quăng cục lơ tàn nhẫn thế? Nghe đồn trong nội bộ cũng đang có nhiều mâu thuẫn ý kiến với nhau về công tác chống dịch. Không biết tin có thật không? Ruồi muỗi cũng dễ chết vì mấy chuyện này lắm nghe!

Chuyện anh chàng bác sĩ rút ống thở của mẹ cứu sản phụ giờ đã rõ ràng là một tin nhảm. An ninh đã vào cuộc, Bộ Thông tin đã ký giấy phạt hai nhà báo lanh chanh câu view, cũng có mấy người có tiếng tăm nhỏ lệ, nghiêng mình trước tin này, giờ chắc cũng quê độ. Nghe nói đây là kịch bản của một nhóm từ thiện hoạt động lâu nay lấy tên là "Quỹ 82" gì đấy. Nhóm này thường kêu gọi mọi người đóng góp để giúp các lực lượng đang chiến đấu trên tuyến đầu chống dịch cũng như những hoản cảnh ngặt nghèo, thương tâm.

Tiền kêu gọi được không biết sử dụng như thế nào? Nhân vật bác sĩ Trần Khoa cho đến nay là nhân vật ảo với một câu chuyện lâm ly ảo. Avatar của Trần Khoa là hình của Phó Giáo sư Toh Wei Seong, hiện đang sinh sống và làm việc tại Singapore. Hình ảnh về Phó Giáo sư được Facebook của Đại học Quốc gia Singapore đăng tải trong một bài viết giới thiệu từ ngày 5.3.2017. Về bằng cấp, Phó Giáo sư này học Cử nhân tại Đại học Melbourne, Úc; học Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Singapore. Anh cũng nắm giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng tại NUS như Phó Giáo sư có nhiệm kỳ Khoa Nha; Phó giáo sư Khoa phẫu thuật chỉnh hình, Trường Y Yong Loo Lin; Phó giáo sư Khoa Kỹ thuật Y sinh, Khoa Kỹ thuật; làm việc tại Viện Khoa học Đời sống (thuộc NUS)...Như vậy, tác giả của vụ lừa này cũng đã lên một kịch bản khá hoàn chỉnh, mục đích chắc là sau khi tạo hiệu ứng của dư luận sẽ tiến hành chuyện quyên góp mua máy thở hoặc thiết bị y tế và rung đùi bỏ túi. Nhưng dân mạng bây giờ nhạy lắm, khó mà qua mặt được.

Trong cơn đại dịch hiện nay, rất nhiều cá nhân, tổ chức đã cố gắng để có thể giúp dân nghèo đang khó khăn trong cuộc sống từng hộp cơm cho đến bó rau. Đã có nhiều tổ chức thiện nguyện quyên góp mua thiết bị y tế để trang bị cho các bệnh viện, cho đội ngũ y tế đang thiếu thốn trong việc điều trị cho các bệnh nhân. Cũng đã có nhiều người không ngại nguy hiểm, lây nhiễm xung phong giúp cho các gia đình có người mất vì dịch trong việc lo quan tài, tẩm liệm, đem thiêu. Tuy vậy, cũng có nhiều người, nhiều nhóm lợi dụng thời cơ để lừa đảo kiếm tiền trên những đau khổ của người khác, lợi dụng lòng tốt của mọi người để kiếm tiền bỏ túi riêng. Bọn chúng tìm đủ mọi cách để gợi lòng thương của mọi người bằng cách tạo nhiều hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã, đau thương rồi mở tài khoản gom tiền. Dán ta thì dễ mủi lòng, dân Sài Gòn lại có lòng thương người hoạn nạn nên rất dễ sa vào bẫy của chúng.

Trong những ngày giãn cách, làm ăn không được, kiếm tiền không ra lại xuất hiện những trò lừa đảo mới. Bọn chúng tạo thành nhiều nhóm gắn mác "kiếm tiền online mùa dịch" tung hoành trên mạng xã hội, khôn khéo dụ dỗ, lôi kéo con mồi vào bẫy. Đối tượng của các nhóm lừa đảo này là những người đang bị thất nghiệp, nhân viên, công nhân bị giảm lương đang gặp khó cần kiếm thêm thu nhập, những bà nội trợ có chút tiền để dành, những học sinh, sinh viên đang không kiếm được việc làm vì mùa dịch, những người lao động không còn kế sinh nhai và kể cả những người có chút tiền nhàn rỗi muốn sinh lợi...Chúng quảng cáo ngồi chơi vẫn kiếm tiền dễ dàng như mở ra nhóm  "Kiếm tiền online" với hơn 210.000 thành viên trên Facebook kêu gọi, mời chào tham gia để kiếm lợi. Một tài khoản ảo khác với tên Ngoc Tu, chắc cũng là tên ảo, gọi mời vào nhóm Zalo "Hỗ trợ kiếm tiền mùa dịch", kèm hứa hẹn chỉ cần bỏ vốn từ 500.000 đồng sẽ có lãi đến 500.000 đồng/ngày, "đặc biệt bảo hiểm vốn 100%". Nghe ngon ăn quá nhỉ! Bỏ 500.000 một ngày hoàn vốn, nghe đã quá mà! Chỉ cần gởi tiền vào mấy hôm là mất bóng con mẹ hàng lươn, tìm không thấy nữa. Một địa chỉ Zalo khác chuyên đi săn mồi, một người xưng tên Hồng Trần mời chào "đầu tư sinh lợi nhuận thụ động kiếm thêm mùa dịch", chỉ cần bỏ vốn 1 triệu, dành từ 10 - 15 phút để làm việc cùng nhóm là có thể lãi tới 500.000 đồng, rút tiền ra dễ dàng. Sau khi tìm hiểu, thực chất người này đang mời vào chơi game xóc đĩa. He..he bỏ tiền vô chơi cờ bạc, đương nhiên có ăn, có thua. Mà đánh trên máy thì thua là cái chắc, kêu ai được. Một sàn giao dịch có tên Forex đưa ra lợi nhuận từ 2-8%/ngày, người chơi chỉ cần copy trade (sao chép lệnh) do các "chuyên gia" của sàn "bắn" qua tin nhắn Zalo mỗi ngày, không cần có kiến thức tài chính cũng có thể thắng, do đó nhiều công nhân, thợ xây, người nội trợ, giáo viên, chẳng có chút kiến thức nào về chuyện copy trade, chuyện tài chính, chuyện tài khoản cũng lao đầu vào, cuối cùng là trắng tay. Một người xưng là Nguyễn Thị Bé Hiền chia sẻ chỉ cần cài ứng dụng Starting Point vào điện thoại, sau đó thực hiện các nhiệm vụ tương tự như chơi game, chẳng hạn vào sảnh có tên Lazada, Shopee, eBay, Alibaba... để ghép đơn hàng, làm cầu nối giữa người bán và người mua, sau đó nhận hoa hồng đến 6%/ngày/tổng tiền trong tài khoản. Nếu vốn càng cao thì tiền hoa hồng càng lớn. Lúc đầu thì tiền vào đúng hẹn và đúng với giao ước, nhưng chỉ được đôi lần thì tiền mất tật mang, đột ngột không thể truy cập vào ứng dụng, người giới thiệu, hướng dẫn mình qua Zalo cũng mất hút. Đã có rất nhiều người bị lừa hàng tỷ đồng, nhất là những người tham gia sàn giao dịch ảo. 

Lý giải tâm lý của những người bị sập bẫy khi đầu tư vào các sàn ảo, ông Huỳnh Lưu Đức Toàn (giảng viên khoa ngân hàng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nghiên cứu sinh ngành kinh tế học hành vi Trường Quản lý Otto Beisheim - Đức) chia sẻ: "Nếu không hiểu biết mà tham gia đầu tư thì đó là cờ bạc, rất rủi ro. Dù xác suất thắng rất nhỏ nhưng khi đánh bạc người ta thường phóng đại khả năng thắng, trong tâm tưởng họ muốn lời, muốn bỏ 10 triệu nhưng được 1 tỉ".

Không chỉ bị lừa số tiền lớn như trên, nhiều người cũng còn bị lừa với những giao dịch với những giá trị không lớn như mua hàng online chẳng hạn. Mua bán trên online vốn là chuyện "Mua trâu vẽ bóng". Bình thường giao dịch trả tiền theo hình thức COD thì dễ dàng hơn, nhận hàng trả tiền. Nếu không bằng lòng thì không nhận, không mất tiền. Trong mùa dịch, ai cũng ngại tiếp xúc trực tiếp với tiền nên mua bán thường giao dịch qua ngân hàng hay Momo, Zalopay...Bởi thế tiền nhiều khi đã trao mà cháo không múc. Hoặc lắm khi hàng giao chẳng đúng ý mình, hay là hàng bị ươn, héo, thối cũng đành chịu, chẳng biết kêu ai. Giỏi lắm là lên mạng rủa xả cho đỡ tức thôi.

Trên mạng xã hội những ngày gần đây xuất hiện vài bài thuộc khuynh hướng Antivaccine. Trong khi mọi người nô nức mong chờ để được tiêm vaccine thì mấy người này đưa ra đủ thứ lý lẽ để kêu gọi đừng tiêm chủng. Họ bảo virus Vũ Hán là một âm mưu chính trị. Là hù doạ dân chứ không có thực. Chích vaccine sẽ gây hậu quả lâu dài vì các tế bào, ADN, Gen bị thay đổi không có lợi cho sức khoẻ. Không hiểu trí não những người này có vấn đề gì không? Không biết họ có lưu tâm đến cơn đại dịch đang diễn ra không? Họ lập luận bằng cách copy những bài vở của đám chống vaccine trên thế giới. Và điều đặc biệt nữa là những người này đều là những người cuồng Trump. Không phải nghĩ ác cho người ta chứ tôi nhủ với mình là nếu như bản thân họ, người nhà của họ dính con virus này và lỡ tử vong thì họ sẽ suy nghĩ như thế nào nhỉ? Họ có mạnh miệng như bây giờ không? 

Hôm nay đọc báo thấy tin về Dick Farrel vốn là người dẫn chương trình của đài Newsmax, đồng thời là một phát thanh viên nổi tiếng. Ông từng phản đối mạnh mẽ việc tiêm chủng, cũng như chỉ trích gay gắt các kế hoạch phòng chống dịch virus Vũ Hán của bác sĩ Anthony Fauci.

Trước khi nhiễm bệnh, ông Farrel đã viết trên Facebook rằng ông Fauci là một “kẻ dối trá”, và gọi các kế hoạch phòng chống dịch là “trò lừa đảo”. Nhưng sau khi bị xét nghiệm dương tính cách đây khoảng 3 tuần, quan điểm của ông đã lập tức thay đổi. Khi dính bệnh, ông đã nhắn tin cho vạn bè rằng: Hãy đi tiêm phòng ngay, đồng thời nói rằng virus Vũ Hán không phải trò đùa, và ước gì ông ấy được tiêm vaccine sớm hơn. Ông đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 4.8 tại thành phố West Palm Beach, bang Florida (Mỹ), hưởng thọ 65 tuổi trong nỗi ân hận.

Một gia đình ở Bồ Đào Nha cũng đã mất 3 người vì không chịu chích vaccine. Francis Goncalves trải qua nỗi đau mất đi cha mẹ và em trai vì virus Vũ Hán chỉ trong một tuần, sau khi gia đình họ từ chối tiêm vaccine.

Francis Goncalves, 43 tuổi, sống ở Cardiff, xứ Wales, gần đây chia sẻ lại nỗi đau mất đi người cha là Basil, 73 tuổi và mẹ Charmagne, 65 tuổi, cùng em trai Shaul, 40 tuổi, vào tháng trước vì nhiễm nCoV.

Francis cho biết cả ba người trong gia đình họ, sống ở Bồ Đào Nha, đều từ chối tiêm vaccine, sau khi trở thành nạn nhân của "tuyên truyền chống tiêm chủng" và "những thông tin sai lệch" về vaccine.

Thế giới đều công nhận trong thời điểm này, chỉ có vaccine mới có thể giải quyết phần nào dịch bệnh. Cách khôn ngoan nhất là không nên nghe theo những kẻ cực đoan, cuồng tín, thiếu cơ sở khoa học có thể đưa đến mất mạng một cách vô ích.

Cuối cùng, trở lại chuyện shipper. Nhiều shipper vẫn bị phạt khi giao thực phẩmphản ánh những ngày qua bị phạt dù tuân thủ đủ bộ nhận diện shipper và chỉ giao thực phẩm liên quận đến khu phong toả. Trên các nhóm cộng đồng tài xế công nghệ, không ít thành viên chia sẻ chuyện bị phạt trong những ngày qua. Các tài xế đều khẳng định, bản thân đã tuân thủ đúng bộ nhận diện shipper và chỉ giao hàng liên quận với các sản phẩm thiết yếu, nằm trong khu phong toả. Rất nhiều shipper bị phạt vô cớ vì "cách hiểu không đồng bộ của cán bộ trực chốt". Nhiều shipper đã tuân thủ đúng quy định, nhưng vẫn sẽ có những bất cập diễn ra trên thực tế. Những người thi hành phận sự giải quyết vấn đề rất cảm tính, nhiều khi chẳng căn cứ vào điều luật nào, hứng thì phạt, không hứng thì tha. Shipper ra đường lúc nào cũng nơm nớp lo âu dù ở trong tình trạng hợp pháp. Sài Gòn bây giờ các trang online nở rộ khiến nhiều người cho rằng giờ nằm nhà nhưng muốn gì cũng có. Không những thịt thà, rau cỏ mà bún bò, cơm tấm, phở bò, phở gà, cháo lòng, bún riêu, bánh canh, bánh chưng, bánh hỏi heo quay, xôi mặn, xôi ngọt ..,cái gì cũng sẵn. Chỉ cần cái click chuột. Nhưng ngại nhất vẫn là vấn nạn shipper. Người kỹ tính thì sợ lây nhiễm, nhưng nổi bật vẫn là chuyện khó khăn khi đi qua các chốt. 

Ông Nguyễn Hoàng Trung, CEO Loship xác nhận, mặc dù shipper đã tuân thủ đúng quy định, nhưng vẫn sẽ có những bất cập diễn ra trên thực tế. Đó có thể là bất cập về giao liên quận hoặc những quy định về hàng thiết yếu khi mà sự áp dụng tại các chốt kiểm dịch chưa thật sự đồng nhất. Điều này dẫn đến tâm lý sợ sệt của shipper trong quá trình giao hàng.

Nhân viên chốt chặn thì mỗi người, mỗi nơi có mỗi cách giải quyết riêng, nhưng theo Phó chủ tịch UBND TP HCM Phan Thị Thắng cho biết, những vướng mắc tại các chốt kiểm soát là do lực lượng trực làm việc chủ yếu là nhân viên tăng cường, tùy theo nhận thức mà cách hiểu, cách làm có giới hạn và UBND thành phố sẽ tiếp tục chấn chỉnh. Cũng mong các ông các bà sớm chấn chỉnh chứ giãn cách kéo dài, khó khăn kéo dài kiểu này, dân ai cũng dễ nổi khùng lắm đấy!

Trên face mấy hôm nay xuất hiện nhiều báo tin buồn quá. Người chết vì dịch, kẻ chết vì bệnh. Khó mà tìm được niềm vui. Kiểu này sau dịch chắc lắm kẻ tâm thần hoặc tự kỷ.

10.8.2021

Sài Gòn lockdown ngày thứ ba mươi ba

DODUYNGOC














Báo chí sáng hôm nay lại rộ lên tin về vaccine. Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM khẳng định hiện TP chỉ còn hơn 600.000 liều vắc xin ngừa virus Vũ Hán trong khi Bộ Y tế lại nói TP còn 1,7 triệu liều và TP cần phải rà soát lại các kho vắc xin của mình.

Theo Bộ Y tế, thành phố đã tiêm khoảng 2,3 triệu liều, trong khi số vaccine được được cấp là hơn 4 triệu liều. Như vậy so với số đã tiêm và số đã được phân bổ, có thể thấy TP.HCM còn khoảng 1,7 triệu liều (tính số liệu đến ngày 7.8)đề nghị TP.HCM có thể rà soát lại các kho vắc xin của mình vì thực chất số vắc xin TP.HCM được cấp vẫn còn. Theo số liệu từ cổng thông tin tiêm chủng cập nhật sáng nay 9.8, số liều vắc xin đã tiêm tại TP.HCM đúng là 2,3 triệu. Tuy nhiên, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết kể từ đợt 1 đến nay, TP đã nhận 4,1 triệu liều vắc xin do Bộ Y tế phân bổ và đã tiêm được khoảng 3,4 triệu liều. Trong đó riêng đợt 5 tiếp nối đến nay là 2,6 triệu liều. 

Ông Nam khẳng định, sau khi tiêm vắc xin trong ngày 8-8, TP chỉ còn một ít vắc xin phòng dịch. Sáng nay 9. 8, TP.HCM đã nhận 600.000 liều vắc xin AstraZeneca từ Viện Pasteur TP.HCM. Ngay khi nhận được số vaccine này, TP sẽ phân bổ cho các quận huyện, TP Thủ Đức trong ngày để công tác tiêm chủng tại TP không bị "đứt quãng".

Với tốc độ tiêm của TP hiện nay (khoảng 260.000 liều/ngày) thì chỉ sau hơn 2 ngày nữa, nếu không được phân bổ tiếp vắc xin, TP tiếp tục có nguy cơ thiếu vắc xin trên diện rộng.

Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM trưa 9.8, trong ngày 8.8, TP đã tiêm 187.587 liều, giảm 74.884 liều so với ngày 7.8.

Như vậy từ khi bắt đầu đợt 5 (ngày 22.7) đến hết ngày 8.8, TP đã tiêm được 2.295.773 liều.

Cũng theo bà Nguyễn Minh Hằng - phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết tính đến ngày 3-8, Bộ Y tế đã có 18 đợt phân bổ vaccine. Tổng 18 đợt cho đến nay TP.HCM 4.075.270 liều, Hà Nội 2.943.770 liều, số này bao gồm cả lượng vắc xin phân bổ cho các đơn vị trung ương trên địa bàn Hà Nội, TP.HCM và cũng dùng tiêm chủng cho công dân, người cư trú tại 2 TP này. 

Tính theo tỉ lệ phân bổ vắc xin/dân số 18 tuổi trở lên, TP.HCM đã đạt 29%, Hà Nội 26%. Đây là tỉ lệ cao so với các tỉnh thành khác trong cả nước.

"Vẫn còn"…

Tóm lại, cho đến hôm nay, thành phố báo chỉ còn hơn 600.000 liều, trong khi Bộ Y tể cương quyết khẳng định thành phố còn khoảng 1,7 triệu liều. Thế khoảng chênh lệch 1 triệu liều đấy đang nằm ở đâu? Ta tin con số nào. Có giả thuyết đặt ra: Có lẽ, tôi nói có lẽ thôi nhé, Bộ Y tế cộng 1 triệu liều Sinopharm của Vạn Thịnh Phát vào trong con số phân bổ cho thành phố chăng? Nhưng thành phố cho rằng số vaccine này nằm ngoài kế hoạch được phân bổ nên không tính và cũng chưa tính kế hoạch sử dụng số vaccine này. Việc chưa sử dụng số vaccine Sinopharm được đông đảo nhân dân thành phố đồng tình. Và cũng mong lãnh đạo thành phố nên suy xét kỹ nguyện vọng của dân. Thứ nữa, Bộ Y tế thì bảo thành phố mới chích được 2,3 triệu liều, còn thành phố thì báo cáo đã chích được 3,4 triệu liều. Con số nào là con số chính xác. Thật sự, thống kê của Bộ Y tế cập nhật rất chậm. Nhiều khi muốn biết con số lây nhiễm và con số tử vong vì dịch bệnh thì chỉ tìm được của những con số của mấy ngày trước. Rốt cuộc ông nói gà, bà nói vịt, lung tung chắc biết đường nào mà mò.

Nếu đúng như báo cáo về con số vaccine còn lại của thành phố là chính xác, và với tốc độ 300.000 liều/ngày, thành phố này chỉ còn đủ vaccine tiêm chủng cho 2 ngày nữa. Mấy hôm nay, những người dân chưa được tiêm chủng đang lo lắng. Họ không ngại được chích trễ đôi ba hôm, thậm chí một tuần. Nhưng họ lo sẽ không còn thuốc để chích và phải chích Sinopharm. Và tin tức báo chí hôm nay đã cho thấy nỗi lo lắng của dân đã là sự thật. Nếu không được phân phối bổ sung, kế hoạch tiêm chủng của thành phố sẽ bị ngưng lại và hậu quả như thế nào cũng đã thấy rõ. Không những không ngăn chận được tốc độ lây nhiễm và tử vong mà còn gây hoang mang và phẫn nộ trong dân chúng, gây mất lòng tin. Đồng thời cũng khiến cho những nỗ lực của lãnh đạo, của hàng ngàn cán bộ y tế, tình nguyện viên đang ngày đêm hi sinh trên tuyến đầu lâm vào bế tắc. Thành phố cũng như trung ương khẩn cấp giải quyết vấn đề này ngay trong hôm nay. Đó là điều người dân mong đợi. Không chỉ dứt điểm đợt này mà còn chuẩn bị đợt tiêm chủng lần 2. Nếu không giải quyết kịp thời, vấn đề tiêm chủng trở thành công cốc. 

Câu hỏi đặt ra là hiện nay việt Nam có đang thiếu vaccine không? Chúng ta trở lại những con số nhé. Trong tháng 7, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 14 triệu liều vaccine phòng dịch thông qua các nguồn khác nhau, trong đó có 7.493.300 liều vaccine với 4 lô hàng từ Cơ chế COVAX bao gồm 5.000.100 liều vaccine Moderna do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ và 2.493.200 liều AstraZeneca…Trong ngày 6.8, thêm gần 600.000 liều vaccine của AstraZeneca đã về đến Việt Nam và đây là lần giao vaccine thứ 7 thuộc hợp đồng đặt mua trước giữa Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) và AstraZeneca, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế. Như vậy bỏ qua những con số khác, ta có thể xem như Việt Nam ta đã có 15 triệu liều của Anh, Mỹ và 5 triệu liều của Sinopharm. Bỏ qua 5 triệu của Sinopharm, ta còn 15 triệu.

Bản tin sáng 6.8 của Bộ Y tế cho biết trong ngày 5.8 có 442.422 liều vaccine phòng virus được tiêm. Như thế tính đến 6.8, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 8.061.116 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 7.241.093 liều, tiêm mũi 2 là 820.023 liều. Vậy thì số lượng vaccine còn lại trong kho là khoảng 7 triệu liều. Trong tình thế cấp bách như hiện nay cũng như thông báo của Bộ Y tế, sắp tới ta sẽ có khoảng 50 triệu liều Pfizer sắp về, Mỹ tặng Việt Nam 77 tủ âm sâu, ta chưa cần phải có kế hoạch dự trữ vaccine. Mạnh dạn phân phối cho các địa phương đang bùng phát dịch, có nguy cơ lan rộng và đưa đến tử vong cao là việc làm hợp lý và đúng đắn trong lúc này. Có lẽ đây là lúc không nên ngồi cãi nhau về những con số. Cái cần thiết nhất hiện nay là ngăn chận được dịch, giảm con số tử vong. Muốn được như thế thì vaccine là giải pháp. Nếu không cung ứng đủ vaccine cho Sài Gòn, dịch không những không ngăn chận được mà còn có thể bùng phát mạnh mẽ hơn và những tang thương sẽ còn nhiều chia ly và tang tóc.

Cách đây gần một tuần, UBND TP đã đề xuất Chính phủ, Bộ Y tế trong tháng 8 cấp cho TP.HCM khoảng 5 - 5,5 triệu liều vaccine. TP đặt mục tiêu trong tháng 8 này sẽ có 70-80% dân số trên 18 tuổi được tiêm vắc xin để đạt được tỉ lệ bao phủ vắc xin diện rộng. Thế nhưng đề xuất này vẫn chưa được đáp ứng vì Bộ Y tế vẫn cho rằng thành phố chưa dùng hết vaccine. Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết. Nhưng ở đây là dân, là con người, là những sinh mạng trong tay các ngài chứ không là ruồi muỗi. Nhớ dùm cho.

Tỉnh Bình Dương, một tỉnh sát nách Sài Gòn cũng đang bùng phát dịch, nếu so sánh tỷ lệ dân số, số người mắc bệnh cao hơn Sài Gòn. Bình Dương không ngăn chận được dịch cũng ảnh hưởng đến thành phố rất lớn và cũng sẽ khó khăn cho Sài Gòn rút ngắn thời gian giãn cách. Ngày 8.8, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh đã ký văn bản hỏa tốc gửi Bộ Y tế về việc phân bổ thêm vaccine cho tỉnh Bình Dương.

Theo công văn, đến nay, Bình Dương được Bộ Y tế phân bổ 544.060 liều vaccine (từ đợt 1-16). Tuy nhiên, với quy mô dân số hơn 2,6 triệu người và trong thời gian tới (tháng 8, 9/2021) tỉnh phải tiến hành tiêm vaccine cho khoảng hơn 2 triệu người trên địa bàn nhằm đảm bảo đủ lực lượng lao động. Để đạt được mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh trước 30.8, UBND tỉnh đề nghị Bộ Y tế xem xét, hỗ trợ phân bổ thêm vaccine để thực hiện tiêm cho số người còn lại.

Đáng chú ý, trong ngày 8.8, nhiều phường, xã tại Bình Dương thông báo tạm hoãn tiêm do chưa có vaccine khiến người dân không khỏi hụt hẫng.

Với tình hình thiếu hụt vaccine tiêu biểu là Sài Gòn và Bình Dương. Bộ Y tế nên xem xét và chỉnh lại vấn đề cung cấp vaccine. Nếu tình trạng này kéo dài, nguy cơ dịch virus Vũ Hán khó mà ngăn chận và thiệt hại về người và kinh tế là rất lớn, không bù đắp được.

Trong bài viết hôm qua, tôi cũng đã đề cập đến phát biểu của ông Nguyễn Văn Nên về việc TP Hồ Chí Minh sẽ lo chu toàn việc hậu sự cho người chết vì virus Vũ Hán. 

Theo đó, Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp nhận tro cốt người chết vì COVID-19, tạm lo chuyện thờ cúng và sau đó chuyển đến từng gia đình một cách chu đáo. Ban Tôn giáo TP tiếp nhận tro cốt, thờ cúng đối với những gia đình chưa có điều kiện nhận chuyển giao. Chi phí hậu sự cho các trường hợp tử vong do COVID-19 sẽ được trích từ ngân sách thành phố. Thành phố cũng chỉ đạo Trung tâm hỏa táng không được tự tổ chức chuyển giao tro cốt cho bất cứ trường hợp nào. Đây là một quyết định hợp lòng dân chứng tỏ lãnh đạo thành phố đã có cái nhìn nhanh nhạy trước diễn biến và hậu quả của dịch bệnh để đề ra biện pháp hợp lý, hợp tình và mang tính nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, khi thực hiện cũng gặp nhiều trở ngại, nhất là đối với người nhiễm dịch tử vong tại nhà riêng. Quyết định rất hợp lòng dân của lãnh đạo thành phố cần phải có nhiều biện pháp thực hiện chi tiết và đồng bộ, càng sớm càng tốt trong lúc nầy.

Trước tiên là nói về đường dây nóng để liên hệ khi có xác chết ở nhà. Để liên lạc không phải là chuyện dễ dàng bốc máy là sẽ được trả lời. Cũng như số máy 1022 dành cho người gặp khó khăn trong cuộc sống vậy. Ít ra phải có những người có trách nhiệm, có nhiệt tình, có lòng thương đồng bào mình thay phiên trực máy để có thể dễ dàng liên lạc. Chứ không thì chỉ nghe tút tút. Khi người nhà có người tử vong, báo với xã, phường lên đến quận, thành phố và ban phụ trách việc này là một con đường dài dù chỉ là các cuộc gọi. Khi đã được đáp ứng, đội mai táng sẽ đến lo mọi việc thế chi phí đầu tiên người nhà phải ứng ra hay nhà nước lo ngay từ đầu. Nếu người nhà ứng trước thì sẽ có trường hợp gia đình quá nghèo, mà trường hợp này chiếm đa số thì xác sẽ được thực hiện ra sao? Trường hợp nhà ứng trước tiền thì sau đó mà đi nhận lại cũng là một hành trình khó khăn và gian nan với đủ loại giấy tờ và hành là chính đấy! Cũng có người thắc mắc là những người mất vì dịch trước ngày ban bố quyết định này là 7.8, có xin lại được chi phí đã bỏ ra không? Có được nhận 17 triệu của nhà nước không? Con số tử vong vì dịch hiện nay ở thành phố  nằm trong khoảng trên dưới 2000. Nếu cứ cho tình hình bi đát đến khi dập được dịch, con số có thể lên đến 3000 thì số tiền chi ra nằm trong khoảng 50 tỷ, con số cũng không quá lớn so với những chi phí khác của thành phố. Cho nên việc hoàn chi lại cho những gia đình có người tử vong vì dịch bệnh cũng nên được thực hiện thể hiện sự đồng cảm với những mất mát to lớn của các gia đình. Việc nhận lãnh 1,5 triệu đồng dành cho người lao động nghèo cũng đôi chỗ còn trục trặc, nên e rằng việc nhận lại 17 triệu chắc cũng lắm gian nan.

Thời gian này, các dịch vụ mai táng cũng đang tình trạng quá tải. Xe thiếu, quan tài không đóng kịp, nhân viên tẩm liệm, khiêng vác, tài xế không tìm được. Nếu có cũng phải thuê giá cao vì ai cũng ngại nhiễm bệnh, ai cũng sợ hãi. Do đó các dịch vụ mai táng phải tính giá cao hơn giá của nhà nước đưa ra. Việc nhà nước lo liệu cho người tử vong vì không nhà đòn nào dám nhận thầu với giá ấy. Nhà nước thì không có sẵn bộ phận nào lo liệu được khoản ấy. Có chăng chắc phải nhờ đến quân đội.

Hiện nay, nhiều gia đình có người chết vì virus Vũ Hán tại nhà rất khó khăn trong việc liên hệ các ban ngành có trách nhiệm. Ví dụ như một bức thư kêu cứu dưới đây:

KÍNH THƯA UBND P13 QUẬN 10 

Tại địa chỉ 493A/38 CMT8 p13.Q10 đang có 2 tử thi chết đã lâu. Bà dưới trệt chúng tôi làm được. Nhưng bà thứ 2 trên lầu  XÁC BÀ ĐÃ RỮA RA KHÔNG THỂ BỐC THI HÀI XUỐNG LẦU ĐƯỢC. QUÁ TỘI NGHIỆP . NHÓM Giang Kim Cúc và các Cộng Sự KO CHUYÊN MÔN ĐÀNH RA VỀ. 

Kính xin các ngài hãy xuống. Các ngài còn bảo là xác minh . Gọi công an bảo qua tt y tế . Y tế bảo mướn trại bên ngoài. Trong nhà đang còn 1 bà đang dương tính . TÔI CẦU XIN ÔNG BÀ HÃY RỦ LÒNG THƯƠNG MÀ XUỐNG VỚI NGƯỜI DÂN CHẾT KO XONG MÀ SỐNG KO YÊN .

Thầy tôi là Trụ trì chùa mà cũng chấp tay lạy van xin . Xin hãy nhủ lòng thương.

GIANG KIM CÚC 0949050789

Xin kết thúc nhật ký lockdown hôm nay bằng hai hình ảnh ghi được qua báo chí và trên mạng xã hội. Hình ảnh đầu tiên là hình một anh shipper quỳ lạy CSGT tha lỗi vì vi phạm quy định phòng chống dịch bệnh của TP.HCM khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng. Anh shipper tên V 25 tuổi, nhà ở Quận 8 bị lực lượng chức năng tạm giữ xe tại ngã tư Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Hữu Cảnh (Quận 1) do di chuyển giao hàng ra khỏi Quận 8 và GPLX (Giấy phép lái xe) bị mất chỉ có Hồ sơ gốc. Phạt giam xe và phạt tiền. Anh này có hoàn cảnh khó khăn cha mẹ V. thất nghiệp, em gái đang đi học, V. thì cày mùa dịch cả ngày cao nhất được 500 ngàn để nuôi 4 miệng ăn.

Nhìn đôi mắt bạn đỏ hoe vì suy nghĩ những ngày tới không có phương tiện sẽ làm gì nuôi cả nhà khiến người chứng kiến cũng chạnh lòng. Lực lượng chức năng đã làm đúng trách nhiệm của mình. Lý hoàn toàn đúng nhưng nhiều người cho rằng cũng nên có cái tình. Có thể cảnh cáo, nhắc nhở. Đừng nên nghĩ là giải quyết bằng tình sẽ tạo tiền lệ không tốt và khiến nhiều kẻ sẽ ỷ y mà vi phạm. Mỗi trường hợp mỗi hoàn cảnh, vì kế sinh nhai, vì để có chút thu nhập để nuôi sống gia đình trong thời buổi khó khăn, người ta mới phải chấp nhận ra đường bươn chải kiếm cơm với bao nguy hiểm có thể nhiễm bệnh rồi phải đối phó với các chốt chặn. Kiếm đồng tiền cũng lắm khó khăn. Tôi lên án những kẻ rỗi hơi tìm cách ra đường không lý do, chỉ để rong chơi hay thoả mãn những thói quen của cá nhân. Đó là những người vô ý thức. Nhưng tôi đồng cảm với những người vì hoàn cảnh mà phải chấp nhận nhiều nguy hiểm như anh chàng shipper này. Họ cũng là những người trên tuyến đầu cung ứng hàng hoá thiết yếu cho người dân trong thời gian dài phong toả.

Hình ảnh thứ hai muốn nhắc đến hôm nay là khuôn mặt của người bác sĩ với dấu vết khẩu trang siết chặt hằn dấu trên khuôn mặt của anh. Người hằn rõ vết khẩu trang trên mặt là BSCK2 Trần Thanh Linh, Phó khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức. Vết hằn đó cho thấy người bác sĩ này đã tốn rất nhiều thời gian để chăm sóc, cấp cứu người bệnh. Anh chắc đã mệt nhoài. Đã mấy tháng nay, biết bao nhiêu bác sĩ, cán bộ y tế đã gồng mình đến kiệt sức, đã chấp nhận xa gia đình, xa cha mẹ, con cái để vào chốn nguy hiểm chực chờ nếu chỉ cần một chút sơ sẩy sẽ trở thành người bệnh và có thể qua đời. Suốt ngày họ chấp nhận nóng nực, bí hơi trong bộ đồ bảo hộ, không có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống không theo một giờ nhất định và nhiều lúc ngất đi khi đang thi hành nhiệm vụ. Chưa kể họ lúc nào cũng bị than phiền, chửi rủa bởi những bệnh nhân khó tính hay vì quá đau đớn. Họ chấp nhận tất cả vì nghề nghiệp, vì đồng bào. Hãy tri ân họ, hãy cám ơn họ dù biết rằng bao nhiêu lời cũng không đủ cho những hi sinh.

Chỉ biết cầu mong cho đại dịch sớm qua đi, cho những bác sĩ, y tá, điều dưỡng, người tình nguyện, những bệnh nhân được trở về gia đình, được đoàn tụ với những người thân. Cha, mẹ được gặp các con, được ôm con vào lòng sau bao ngày cách chia. Được nhìn lại cha mẹ già đã lâu trông ngóng, cầu nguyện cho con cái được bình an trong chốn hiểm nguy. Được ngồi ăn bữa cơm với gia đình, được ngã lưng trên chiếc giường quen thuộc. Được trở về với cuộc sống bình thường. Mong thay!

9.8.2021

Sài Gòn ngày lockdown thứ ba mươi hai

DODUYNGOC














 Hôm qua cộng đồng mạng dậy sóng về bài viết của một bác sĩ tên Khoa. Theo lời kể của anh thì anh đang là bác sĩ tuyến đầu chống dịch trong một bệnh viện nào đó không nêu tên. Ba Mẹ anh cũng là bác sĩ, dù tuổi đã cao nhưng cũng tình nguyện tham gia chống dịch và rồi cả hai nhiễm bệnh lại nằm điều trị trong bệnh viện của anh đang làm việc. Ba Mẹ anh trở nặng, phải sử dụng máy thở. Cạnh đó cũng có một sản phụ nhiễm bệnh sắp sinh đôi. Anh bác sĩ này đã lấy máy thở của cha mẹ mình để giành sự sống cho sản phụ. Và sản phụ đã sinh mẹ tròn con vuông sau ca mổ nhưng cha mẹ anh ta đã qua đời. Bài viết lại được một người đang là Phó Tổng biên tập một tờ báo lớn thêm mắm dặm muối trên trang face của mình. Ông này từ lâu trong làng báo gọi là ông Năm mực, Năm nổ vì ông đã từng viết bài ngồi ăn mực với Bộ trưởng môi trường và Bộ trưởng Thông tin thời Formosa đang nóng bỏng để chứng minh cá tôm không bị nhiễm độc do nhà máy Formosa thải ra. Hai bài viết đã gây nhiều xúc động và trên mạng nhiều người nhỏ lệ, khen không hết lời hành động đầy tính nhân văn và lòng nhân đạo của người bác sĩ. Chấp nhận để cha mẹ mình qua đời để cứu lấy người sản phụ. Lâm ly quá chứ. Hi sinh quá chứ. Đọc nghe như chuyện của Tâm hồn cao thượng hay Hạt giống tâm hồn. Đáng để cho mọi người ngưỡng mộ và có thể thành bài học trong sách giáo khoa để dạy cho con trẻ biết sống vì mọi người. Lòng tốt thời này quá hiếm hoi, lòng cao thượng trong những ngày tang thương thế này quá ít. Cho nên khi đọc câu chuyện này, ai cũng cảm động, ai cũng xót xa và mọi người xem anh chàng bác sĩ đó như một anh hùng trong mùa dịch.

 Nhưng không phải thế! Sáng nay cũng trên không gian mạng, nhiều người đã bóc trần sự thật. Anh chàng bác sĩ đã xoá bài, khoá trang. Ông nhà báo đăng lời xin lỗi. Người ta tự hỏi mục đích những bài viết này là gì? Anh bác sĩ đành đoạn bịa ra cái chết của cha mẹ mình và cứu sống sản phụ để đánh bóng cá nhân mình ư? Để kêu gọi các nhà tài trợ tặng thêm máy thở? Để kiếm lòng thương hại? Nếu thế thì bí ổi và tàn nhẫn quá. Viết một cái tin giả như thế thì vô đạo đức quá! 

Anh nhà báo ngồi phòng lạnh dựa vào đó để viết một status lâm li lấy nước mắt người đọc khi chưa kiểm chứng gì. Câu view, câu like? Từ chuyện này, người ta nghi ngờ chuyện hôm kia cũng do anh chàng nhà báo này kể về một trường hợp một cậu thanh niên nhiễm dịch trở nặng nhưng không bệnh viện nào nhận, cuối cùng chết trên đường chuyển viện. Có lẽ chuyện này cũng nằm trong chuỗi chuyện hư cấu khi ngồi trong phòng máy lạnh viết bài? Tiêu chí quan trọng và cần thiết của một nhà báo là sự trung thực khi viết tin. Anh quan chức báo chí này toàn đưa tin phịa, không kiểm chứng, lại viết toàn như đúng rồi. Ngày xưa người ta đọc báo để lấy tin tức chính xác, còn bây giờ nhiều nhà báo viết đọc không thấy tin mà chỉ thấy tức mình. Trong lúc cả nước và thành phố này mọi người đang lo âu vì dịch bệnh, đang khó khăn trong cuộc sống vì bị giãn cách quá dài. Trong lúc các lãnh đạo bù đầu tìm biện pháp đối phó để lấy lại lòng tin của nhân dân. Thì một bộ phận những người trong cuộc lại chế ra những tin giả, tin phịa khiến cho dân hoang mang, làm cho dân thêm sợ hãi. Kiếm những giọt nước mắt của người đọc bằng cách cho cha mẹ mình chết đi dưới bàn tay của mình, đó có phải là tội ác không? Có phải là thứ con bất hiếu không dù chuyện đó không có thật. Nhà báo mà tung tin nhảm thì có thể xử lý bằng luật pháp được không? Không thể chỉ là một lời xin lỗi. Làm quan chức của một tờ báo mà liên tục xin lỗi thế này thì có nên ngồi tiếp ở vị trí đấy không? Báo với chả chí, toàn chấy rận.

Cũng hôm qua trên báo chí, người ta cũng đọc được một tin mang tính nhân văn khác. Đó là tin thật chứ không phải tin nhảm như trên. Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Văn Nên chỉ đạo lo hậu sự cho các trường hợp tử vong do víu Vũ Hán. Theo tin, Bộ Tư lệnh TP sẽ tiếp nhận tro cốt người chết vì dịch bệnh, tạm lo chuyện thờ cúng và sau đó chuyển đến từng gia đình một cách chu đáo. Ban Tôn giáo TP tiếp nhận tro cốt, thờ cúng đối với những gia đình chưa có điều kiện nhận chuyển giao. Chi phí hậu sự cho các trường hợp tử vong do virus Vũ Hán sẽ được trích từ ngân sách thành phố. Thành phố cũng chỉ đạo Trung tâm hỏa táng không được tự tổ chức chuyển giao tro cốt cho bất cứ trường hợp nào. Dân tộc ta vẫn quan niệm nghĩa tử là nghĩa tận, nhất là thời kỳ dịch vật thế này. Người mất đi trong lặng lẽ, không một lời đưa tiễn của người thân, không một ánh nến, chẳng một vòng hoa. Chủ trương của thành phố như thế là hợp lý. Dù chỉ còn là hũ tro cốt, nhưng đó cũng là một sinh mệnh, là một con người. Tôn trọng, thờ phụng là một việc làm cần thiết và mang tính nhân văn phù hợp với đạo lý của dân tộc. Việc bàn giao tro cốt cho thân nhân đến tận gia đình cũng làm cho người chết cũng như người sống được ấm lòng. Hôm trước thấy nhà đòn giao hũ cốt chứa lăn lóc trong giỏ nhựa thấy đau lòng quá. Chết mà vẫn chưa yên. Nếu thực hiện được như lời của ông Nên, gia đình của người mất sẽ an tâm, ghi ơn khi công việc đến từng nhà được chu toàn.

Một công việc đáng ghi nhân nữa là chuyện cô gái 9X tài xế nhóm "mai táng 0 đồng" ở TP.HCM: Chúng tôi không cần tiền, chỉ cần người phụ giúp. Theo nhóm thiện nguyện, mỗi nạn nhân xấu số có hoàn cảnh khó khăn không may qua đời, gia đình cần cung cấp giấy chứng tử và các giấy tờ liên quan cho nhóm, sau đó mọi công việc còn lại nhóm sẽ tự làm tới khâu cuối cùng là bàn giao tro cốt cho gia đình.

Cô gái ấy tên Hà Nhi, cô nói: "Người mất vì dịch rất cô đơn, không có người thân và anh em bạn bè hàng xóm tiễn đưa. Thật sự mỗi khi đến nhà đưa người mất vô hòm là em khóc nhiều lắm. Thương bà con lúc này lắm, vì virus Vũ Hán mà họ phải ra đi trong sự cô đơn và đau đớn vì bệnh tật, xót lắm".

Đội mai táng 0 đồng của Hà Nhi dù mới hoạt động được 3 ngày đã nhận trợ giúp của nghệ sĩ Việt Hương khi tặng 1 chiếc xe cứu thương để thuận lợi hơn trong công việc. Với 2 chiếc xe, nhóm đã hỗ trợ được gần 10 ca tử vong. Một hành động đẹp và thiết thực của những người trẻ tuổi mong được lan toả để mang niềm vui đến bao gia đình. Hiện nay, thành phố hạn chế cho phép tư nhân đưa hũ cốt về nhà dân, nhóm này vẫn tiếp tục làm công việc giúp gia đình người chết các khâu lo quan tài, liệm xác và đem thiêu. Đây là công việc vất vả và rất nguy hiểm. Hi vọng những người trẻ sẽ vượt qua những khó khăn, trở ngại để hoàn thành tốt công việc giúp đời của mình.

Tình hình tiêm vaccine ở thành phố đang tiến triển thuận lợi, nhiều người đã đăng ký với địa phương nhưng chưa được gọi cũng nóng ruột. Họ không sợ chích trễ nhưng họ sợ nếu chích muộn sẽ bị chích vaccine Tàu. Và chuyện vaccine Tàu vẫn râm ran, bàn cãi trong cộng đồng. Mới đây, một anh diễn viên hết thời bị tố giả tạo khi kêu gọi tiêm vaccine loại nào cũng được, miễn là được cấp phép. Rất nhiều người phê bình anh ta vì miệng anh này kêu gọi như thế nhưng thực chất anh và gia đình đã âm thầm chọn vaccine của Mỹ để tiêm từ lâu rồi. Có người còn đặt câu hỏi: "Anh lấy tư cách gì mà được tiêm Pfizer sớm thế, trong khi nhiều nhân viên y tế trên tuyến đầu vẫn chưa được tiêm mũi nào? Chích vaccine là việc cần thiết để có thể giảm thương vong vì dịch, nhưng người dân cũng có quyền chọn lựa và quyết định. Không ai xúi giục và bắt ép phải chích cái này hay không chích cái kia. Và bản thân là người của công chúng cũng nên cẩn trọng trong phát ngôn và trong hành động. Tại sao mình chọn thứ tốt cho bản thân và gia đình mà lại đi xúi người khác chọn thứ mà người ta không thích? Anh cũng không thể nhân danh bất cứ cái gì để kêu gọi người khác làm những diều người ta không muốn.

Theo thống kê, hiện nay quận Phú Nhuận có tỷ lệ người được tiêm chủng cao nhất thành phố, đạt 51% và cũng có số người nhiễm bệnh ít nhất chỉ hơn huyện Cần Giờ là 1241 trên số dân 163.961 người. Đã có 82.867 người được tiêm chủng cho đến hôm qua. Hôm nay vẫn thấy trong phường người ta gọi nhau đi chích.

Hi vọng đến cuối tháng 8, số người được tiêm chích đạt chỉ tiêu, bóng ma dịch bệnh sẽ bị đuổi đi để Sài Gòn trở lại những ngày tháng cũ. Tang thương lắm rồi, xin ngừng lại.

8.8.2021

Sài Gòn lockdown ngày thứ ba mốt

DODUYNGOC


MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget