Hôm trước ra Huế chơi, buổi chiều hứng chạy ra làng cổ Phước Tích, Mỹ Chánh cách Huế 40 km. Và nhờ đến đây giúp tui tìm hiểu đề biết rõ thêm về trái vả.
Lâu nay tui đã ăn nhiều lần trái vả. Ở đường Lý Chính Thắng có quán cơm Hương Giang chuyên bán món ăn xứ Huế. Tui thường ăn cơm trưa ở đây bởi thức ăn nóng sốt mà cách kho nấu cũng vừa miệng lão già người miền Trung lưu lạc vào Nam đã nửa thế kỷ nhưng lúc nào cũng chỉ muốn ăn những món ăn của quê nhà. Bữa nào tui cũng kêu món vả sống chấm ruốc, thật ra cũng chỉ ăn vài ba miếng thôi, nhưng khiến cho bữa ăn thêm đậm vị. Ăn nhiều lần thế nhưng vẫn không nhớ cây vả thế nào vì thấy chúng hồi còn nhỏ ở Huế, lâu rồi chẳng hình dung, xa lắc lơ.
Ra đến làng Phước Tích tui thấy lại cây vả, thấy những chùm vả mọc trên cây chợt nhớ câu: “Lòng vả cũng như lòng sung”. Bởi hai cây này na ná giống nhau. Cần phân biệt trái vả và trái sung hay được chưng trong ngày tết để mong cả năm được sung túc. Cả hai loại trái đều có vỏ xanh, thịt trắng, ruột hồng, tuy nhiên trái vả to hơn, ngọt hơn và bùi hơn, còn trái sung có vị chát. Ở VN, vả được dùng chế biến các món ăn. Quả vả khi còn non có vỏ màu xanh, lông mịn. Bên trong quả có lớp cơm màu trắng - đó là phần được dùng để chế biến thức ăn. Ở Huế, vả được chế biến thành nhiều món ngon như: vả trộn hến, vả trộn tôm xúc bánh đa, những món ngon dân dã này được nhiều du khách ưa chuộng. Ngoài ra còn nhiều món ăn ngon được chế biến từ trái vả: Vả hầm sườn non. Vả chua ngọt. Gỏi vả.
Mày mò trên Google, lại biết thêm trái vả chứa nhiều chất rất có lợi cho cơ thể. Trong 100 gam trái vả sấy khô có chứa: protein 3,3 gam, chất béo 0,93 gam, đường 47,92 gam, các vitamin thuộc nhóm B như B1 0,085mg, B2 0,082mg, B3 0,619mg, B5 0,434mg, B6 0,106mg, B9 9µg, PP 0,3mg và C 1,2mg. Tổng lượng vitamin chiếm khoảng 37% trọng lượng trái khô. Một số lượng lớn các chất khoáng và vi lượng chiếm hơn 70%, cao nhất là calcium là 162mg (tỉ lệ 16%), magnesium 68mg (9%), còn lại như phosphor (16%), sodium (14%), sắt (8%), kẽm (6%), đồng, mangan... Ngoài ra trái vả còn cung cấp nhiều chất ở dạng hợp chất flavonoit và polyphenol, chất nhầy và pectin.
Và chính những hoạt chất này đã giúp cho trái vả có thể chữa trị hoặc hỗ trợ chữa trị nhiều căn bệnh: Theo Đông y, quả vả có vị ngọt tính bình, tác dụng làm mạnh dạ dày, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu. Trong quả vả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, kiện vị, cầm tiêu chảy. Thích hợp sử dụng cho người phế nhiệt, khản tiếng, tỳ vị hư yếu, tiêu hóa kém, trẻ em tiêu chảy lâu ngày, táo bón.
Ngăn chặn ung thư
Giúp xương chắc khỏe
Giúp làm giảm cholesterol
Ngăn ngừa huyết áp cao và nhồi máu cơ tim
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường
Chống ôxy hóa
Hỗ trợ giảm cân
Chữa mụn trứng cá
Ngăn chặn ung thư
Giúp xương chắc khỏe
Giúp làm giảm cholesterol
Ngăn ngừa huyết áp cao và nhồi máu cơ tim
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường
Chống ôxy hóa
Hỗ trợ giảm cân
Chữa mụn trứng cá
Các bài thuốc từ quả vả
1. Chữa táo bón
2. Chữa tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, tiêu hóa kém
3. Chữa cảm hay ngộ độc
4. Chữa họng sưng đau
5. Làm tăng tiết sữa mẹ
1. Chữa táo bón
2. Chữa tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, tiêu hóa kém
3. Chữa cảm hay ngộ độc
4. Chữa họng sưng đau
5. Làm tăng tiết sữa mẹ
Trong quả vả thường chứa lượng đường cao nên khi sử dụng cho trẻ em có thể gây sâu răng và tiêu chảy. Ngoài ra ăn quả giúp làm giảm lượng đường trong máu, điều này có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường nhưng có thể gây tác dụng ngược lại đối với những người có lượng đường huyết thấp. Ăn quá nhiều quả vả trong một lúc cũng có thể gây ra đầy bụng.
Trước những cây vả cao to như cổ thụ trồng trong sân những ngôi nhà ở làng Phước Tích, tui chụp vài tấm hình quả vả, ghi dấu một chuyến đi và cũng là dịp để hiểu thêm một loại trái dân gian nhưng có nhiều tác dụng. Trưa mai ra Hương Giang mần một dĩa vả chấm mắm ruốc, bỏ ớt thiệt nhiều hỉ, ăn cay phù mỏ mới ngon he..he
12.4.2019
DODUYNGOC
12.4.2019
DODUYNGOC
Hình: Những trái vả ở làng Phước Tích, Mỹ Chánh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét