CUỘC GẶP GỠ BUỔI CHIỀU Ở BÙNG BINH NGÃ SÁU
Truyện ngắn của Đỗ Duy Ngọc
Truyện ngắn của Đỗ Duy Ngọc
Chiều âm u, gió lành lạnh của mùa đông dù là mùa đông Sài Gòn những ngày giáp Tết cũng khiến cho người đi đường ơn ớn ở hai tay. Xe cộ vẫn đông cứng ở bùng binh lắm ngả. Cứ nhích được từng chút. Chỗ ngả sáu này là nơi một lần tui bị choáng buổi trưa đường vắng, xe tự ngã. Từ đó tui không còn phóng năm sáu chục cây số giờ ở đường phố Sài Gòn nữa mà đi chậm hơn và cũng thường lái xe sát lề đường để tránh nguy hiểm. Hôm nay cũng thế, xe cộ chen lấn nhau, tui đi cặp hè đường trước trường Lê Lợi để quẹo Lý Chính Thắng. Và cũng nhờ thế mà tui thấy hắn. Ban đầu là tui nhìn thấy một ông lão bán bóng bay bên lề, khuôn mặt nhìn quen lắm, nhang nhác người bạn cũ từ thuở nhỏ dù giờ già hơn, hom hem hơn, móm mém hơn. Tui có một khả năng rất lạ là chuyện xưa chuyện cũ, bạn bè cũ mèm cũng không quên, gặp bạn từ thời tiểu học cách đây sáu chục năm, tui còn kể vanh vách nó ngồi bàn nào, cạnh thằng nào. Trong khi những chuyện mới xảy ra gần đây thì quên tuốt luốt. Tui thấy lão này giống y thằng Tùng, thằng bạn học lớp cuối tiểu học và mấy năm đệ nhất cấp ở Đà Nẵng. Tui cố chen qua mấy luồng xe, đến cạnh lão và hét lên: Tùng phải không? Tùng ở Đà Nẵng phải không? Ông lão nhìn tui, ngơ ngác, e ngại, hoang mang một lát và lắc đầu: Anh lộn người rồi, tui không phải Tùng. Nhưng mà cái giọng Quảng Nam đặc sệt ấy, cái giọng khào khào ấy, khuôn mặt với con mắt hơi lé kim ấy, đích thị là Tùng.
Ông chối mần chi, tui nhìn là nhận ra ông liền. Tui là Ngọc, học chung với ông ở trường Nam.
Hắn nhìn tui với ánh mắt e dè, lo âu rổi lắc đầu: Tui không phải là Tùng mà. Anh lộn người rồi
Tui ngơ ngác một lát, tự nghĩ sao mình lầm được ta. Là thằng Tùng mà.
Ông chối mần chi, tui nhìn là nhận ra ông liền. Tui là Ngọc, học chung với ông ở trường Nam.
Hắn nhìn tui với ánh mắt e dè, lo âu rổi lắc đầu: Tui không phải là Tùng mà. Anh lộn người rồi
Tui ngơ ngác một lát, tự nghĩ sao mình lầm được ta. Là thằng Tùng mà.
Lúc đó dòng xe xô đẩy, tui đành rú xe đi. Nhưng vừa quẹo qua, tui dừng xe một lát, quay đầu lại nhìn hắn thì bắt gặp ánh mắt hắn đang nhìn theo tui. Thế là tui chắc hắn là thằng Tùng. Có lẽ hắn đang muốn dấu diếm thân phận, hắn đang tự ti cái nghề hắn đang làm. Hắn không dám nhận bạn bè cũ. Tui quay xe lại, túm chùm bong bóng còn xum xuê trên tay hắn: Ông chối nữa đi, ông là Tùng lé kim bạn học của tui. Hắn nhìn tui, ngập ngừng, khoé mắt ươn ướt: Sao ông nhìn hay vậy. Đã sáu chục năm rồi mà ông còn nhớ sao? Tui kéo tay hắn ngồi lên xe, phố vẫn đông với đoàn xe cuồn cuộn.
------------
Với tui, thằng Tùng này có hai kỷ niệm cũng là hai cái ơn mà tui không quên được. Một lần đá banh ở sân vận động Chi Lăng, hồi đó chân còn bé, đá cái banh nhỏ xíu và đá chân không. Tui bị đạp cái đinh khá bự, máu chảy dầm dề, đỏ loét nhìn sợ lắm. Tùng là thằng cõng tui đến bệnh viện, trên đường đi máu chảy ròng ròng ướt cả cái quần hắn. Hắn đợi tui băng bó, chích thuốc ngừa xong mới chạy về nhà tui kêu ba tui đến. Lần khác năm học đệ lục, hôm đó thầy dạy toán bệnh, tụi tui cúp luôn hai giờ sau ra biển Mỹ Khê tắm. Ham vui cả bọn nằm trên phao bị cuốn ra xa, khi phao lật thì nước đã cao hụt chân rồi, Tùng là thằng kéo tui vô, đến bờ thì hắn bất tỉnh, phải nằm bệnh viện mất hai hôm. Do vậy mà hai thằng tui thân nhau lắm, Ba Mạ tui cũng xem Tùng như con. Ba thằng Tùng là đại uý Biệt Động quân, cứ đi hành quân miết, mẹ hắn có sạp vải ở Chợ Cồn, gia đình khá giả, hắn lại là con một, hắn chỉ buồn vì ba hắn cứ đi biền biệt. Vui buồn chi hắn với tui cũng kể cho nhau nghe. Hồi nhỏ tui bị đòn hoài, Ba tui đánh đòn ghê lắm, cũng chỉ cái tội thả diều, vô bàu Thạc gián câu cá, bắt chuồn chuồn. Đôi lần biết tui bị đánh dữ quá, hắn đến xin lỗi Ba tui và nói xạo hắn là thằng kéo tui đi theo chứ không phải vì tui ham chơi mà về trễ. Đến năm đệ ngũ thì tui thi vô trường Kỹ thuật, hắn vẫn tiếp tục học tiếp phổ thông. Dù không gần nhau như trước nhưng hai thằng lâu lâu cũng đi chơi với nhau. Ngồi cà phê, đi đánh bi da, đi ăn bánh bèo chén Quan thuế, bún thịt nướng Lao động. Lớn chút nữa thì hai thằng chở nhau theo tán tỉnh mấy nữ sinh trường nữ Trung học, trường Bồ Đề, trường Thánh Tâm. Tui là thằng chuyên môn viết thư tình cho hắn, bởi hắn chẳng có chút khiếu văn chương nào. Hắn có số đào hoa nên lắm bồ bịch, có lẽ tui đã viết giúp cho hắn hàng trăm lá thư tình mùi mẫn và sến chảy nước theo kiểu truyện Quỳnh Dao và bà Tùng Long. Đến năm thi tú tài hai thì hắn rớt, bị động viên vào trường Bộ binh Thủ Đức, tui đậu, vào Sài Gòn rồi đi du học xa, không còn gặp và nghe tin hắn nữa.
------------
Bây giờ gặp nhau đây sau mấy chục năm không tin tức, đời mỗi đứa mỗi khác, ngồi nghe hắn kể đời hắn mà rớt nước mắt. Hắn học Thủ Đức ra, mang lon Chuẩn uý cũng về lực lượng Biệt Động quân như Ba hắn. Nhưng dù Ba hắn chọn cho hắn một đơn vị ở văn phòng hậu cứ lo chuyện lương bổng của binh sĩ, nhưng hắn không nhận, tình nguyện về đơn vị chiến đấu, đánh nhau ra trò, mấy lần bị thương tưởng chết. Chỉ mấy năm hắn đã đeo lon trung uý và chuẩn bị nhận huy chương gì đấy thì tan hàng năm 1975. Lúc đó ba hắn đã là trung tá. Hắn đi học tập cải tạo ở miền Nam, ba hắn lại bị đưa ra Bắc. Học được hơn năm rưỡi thì trong một lần đi lao động hắn trốn trại, về nhà thì mới biết mẹ hắn lấy chồng khác, bán nhà, vượt biên. Hắn lang thang xó chợ, làm đủ nghề để sống, lúc nào cũng sợ bị bắt. Hắn đạp xích lô, lại thấy nghề xích lô lúc nào cũng chường mặt ra phố, dễ bị tóm quá, hắn chuyển qua làm thợ cho một lò bún, suốt ngày ở trong lò, yên thân. Nhưng rồi chẳng yên thân như hắn nghĩ. Bà chủ lò bún dù đang ở với chồng đã có hai mặt con lại si mê hắn. Một đêm bà lẻn vào phòng hắn, sức trai khoẻ như voi, hắn quần bà đến mấy lần, bà ta lại càng cuồng si hắn, lẻn vào phòng hắn liên tục. Đi đêm ắt có ngày gặp ma, ông chủ lò bún phát hiện vợ mình đang cỡi trên bụng hắn, phi như phi ngựa đường trường. Hắn bị phang mấy gậy, một cú vào chân gãy ngay ống quyển, băng bột mấy tháng trời và đành từ giã lò bún, giã từ người đàn bà dâm loạn. Cũng may cho hắn, tay chủ lò bún không tố cáo hắn, nếu không hắn cũng tù mút chỉ cà tha. Thế là hắn lại lang thang bụi đời.
------------
Với tui, thằng Tùng này có hai kỷ niệm cũng là hai cái ơn mà tui không quên được. Một lần đá banh ở sân vận động Chi Lăng, hồi đó chân còn bé, đá cái banh nhỏ xíu và đá chân không. Tui bị đạp cái đinh khá bự, máu chảy dầm dề, đỏ loét nhìn sợ lắm. Tùng là thằng cõng tui đến bệnh viện, trên đường đi máu chảy ròng ròng ướt cả cái quần hắn. Hắn đợi tui băng bó, chích thuốc ngừa xong mới chạy về nhà tui kêu ba tui đến. Lần khác năm học đệ lục, hôm đó thầy dạy toán bệnh, tụi tui cúp luôn hai giờ sau ra biển Mỹ Khê tắm. Ham vui cả bọn nằm trên phao bị cuốn ra xa, khi phao lật thì nước đã cao hụt chân rồi, Tùng là thằng kéo tui vô, đến bờ thì hắn bất tỉnh, phải nằm bệnh viện mất hai hôm. Do vậy mà hai thằng tui thân nhau lắm, Ba Mạ tui cũng xem Tùng như con. Ba thằng Tùng là đại uý Biệt Động quân, cứ đi hành quân miết, mẹ hắn có sạp vải ở Chợ Cồn, gia đình khá giả, hắn lại là con một, hắn chỉ buồn vì ba hắn cứ đi biền biệt. Vui buồn chi hắn với tui cũng kể cho nhau nghe. Hồi nhỏ tui bị đòn hoài, Ba tui đánh đòn ghê lắm, cũng chỉ cái tội thả diều, vô bàu Thạc gián câu cá, bắt chuồn chuồn. Đôi lần biết tui bị đánh dữ quá, hắn đến xin lỗi Ba tui và nói xạo hắn là thằng kéo tui đi theo chứ không phải vì tui ham chơi mà về trễ. Đến năm đệ ngũ thì tui thi vô trường Kỹ thuật, hắn vẫn tiếp tục học tiếp phổ thông. Dù không gần nhau như trước nhưng hai thằng lâu lâu cũng đi chơi với nhau. Ngồi cà phê, đi đánh bi da, đi ăn bánh bèo chén Quan thuế, bún thịt nướng Lao động. Lớn chút nữa thì hai thằng chở nhau theo tán tỉnh mấy nữ sinh trường nữ Trung học, trường Bồ Đề, trường Thánh Tâm. Tui là thằng chuyên môn viết thư tình cho hắn, bởi hắn chẳng có chút khiếu văn chương nào. Hắn có số đào hoa nên lắm bồ bịch, có lẽ tui đã viết giúp cho hắn hàng trăm lá thư tình mùi mẫn và sến chảy nước theo kiểu truyện Quỳnh Dao và bà Tùng Long. Đến năm thi tú tài hai thì hắn rớt, bị động viên vào trường Bộ binh Thủ Đức, tui đậu, vào Sài Gòn rồi đi du học xa, không còn gặp và nghe tin hắn nữa.
------------
Bây giờ gặp nhau đây sau mấy chục năm không tin tức, đời mỗi đứa mỗi khác, ngồi nghe hắn kể đời hắn mà rớt nước mắt. Hắn học Thủ Đức ra, mang lon Chuẩn uý cũng về lực lượng Biệt Động quân như Ba hắn. Nhưng dù Ba hắn chọn cho hắn một đơn vị ở văn phòng hậu cứ lo chuyện lương bổng của binh sĩ, nhưng hắn không nhận, tình nguyện về đơn vị chiến đấu, đánh nhau ra trò, mấy lần bị thương tưởng chết. Chỉ mấy năm hắn đã đeo lon trung uý và chuẩn bị nhận huy chương gì đấy thì tan hàng năm 1975. Lúc đó ba hắn đã là trung tá. Hắn đi học tập cải tạo ở miền Nam, ba hắn lại bị đưa ra Bắc. Học được hơn năm rưỡi thì trong một lần đi lao động hắn trốn trại, về nhà thì mới biết mẹ hắn lấy chồng khác, bán nhà, vượt biên. Hắn lang thang xó chợ, làm đủ nghề để sống, lúc nào cũng sợ bị bắt. Hắn đạp xích lô, lại thấy nghề xích lô lúc nào cũng chường mặt ra phố, dễ bị tóm quá, hắn chuyển qua làm thợ cho một lò bún, suốt ngày ở trong lò, yên thân. Nhưng rồi chẳng yên thân như hắn nghĩ. Bà chủ lò bún dù đang ở với chồng đã có hai mặt con lại si mê hắn. Một đêm bà lẻn vào phòng hắn, sức trai khoẻ như voi, hắn quần bà đến mấy lần, bà ta lại càng cuồng si hắn, lẻn vào phòng hắn liên tục. Đi đêm ắt có ngày gặp ma, ông chủ lò bún phát hiện vợ mình đang cỡi trên bụng hắn, phi như phi ngựa đường trường. Hắn bị phang mấy gậy, một cú vào chân gãy ngay ống quyển, băng bột mấy tháng trời và đành từ giã lò bún, giã từ người đàn bà dâm loạn. Cũng may cho hắn, tay chủ lò bún không tố cáo hắn, nếu không hắn cũng tù mút chỉ cà tha. Thế là hắn lại lang thang bụi đời.
Hắn không dám làm những việc phải chường mặt ra với cuộc đời vì cái án trốn trại cứ lẽo đẽo theo đời hắn. Hắn biết tin ba hắn đang học tập cải tạo ở Hà Nam Ninh mà cũng không dám liên lạc, cũng chẳng dám đi thăm. Thế rồi hắn đi lên núi, theo đám đào vàng. Làm ăn cũng khá, thời ấy chính quyền chưa siết lắm, quặng vàng nhiều, dân đào vàng cũng không nhiều nên làm ăn được. Nhưng rồi lại một lần nữa nó tiêu đời vì đàn bà. Thường kiếm được vàng vụn, hắn về thị xã bán cho một tiệm vàng quen. Ở tiệm có cô cháu con bà chủ, tuổi khoảng hăm mấy ba mươi, trước đó có chồng chưa thì không biết, hiện tại thì chỉ có một mình. Cũng khá xinh, mắt lúc nào cũng long lanh khi gặp hắn. Có khi lại khen hắn đẹp trai, ráu tóc trông như mấy diễn viên phim Tây. Có lúc lại nắn bắp tay hắn mà khen nhìn anh khoẻ quá. Thế là cái máu đào hoa của hắn nổi lên, tán tỉnh rề rà vài bận, rủ đi cà phê hai lượt, đến lần thứ ba là dẫn thẳng vào phòng ngủ, quất luôn. Mối tình kéo dài được chưa đầy ba tháng, bà chủ tiệm phát hiện, bắt cưới ngay vì sợ cô cháu mang bầu. Thế là hắn có vợ. Hai vợ chồng cưới nhau xong thì thuê một căn phòng nhỏ ở trung tám thị xã, vợ vẫn làm công cho bà chủ, hắn vẫn lên núi đào vàng. Hai vợ chồng bàn với nhau tằn tiện gom góp kiếm đủ mấy cây vàng tìm đường vượt biên. Mỗi lẩn ở rừng về, hắn lại nghe thiẻn hạ xì xào con vợ hắn lẳng lơ, đi chơi vỡi đủ thằng dân chơi ở thị xã trong những ngày hắn vắng mặt. Hắn có hỏi vợ, nhưng vợ hắn chối, chối là phải thôi, ai lại đi khai khi hắn chưa nắm được chút gì bằng chứng. Một lần từ rừng về, đến tiệm không thấy vợ, về nhà thấy tủ mở, quần áo đổ đạc vợ trống trơn. Nghi ngờ vợ đã bỏ đi mang theo mấy cây vàng gom góp mấy năm. Hắn tức tối cầm xà beng với cây mã tấu đến tiệm vàng hỏi chuyện. Ai cũng bảo không biết, chuyện vợ mày thì mày biết sao lại hỏi chúng tao. Hắn đập nát một chiếc xe Hon da và một cánh cửa sắt thì công an đén dẫn hắn về đồn. Vô đồn công an là hắn teo rồi, sợ bị phát hiện là dân trốn trại, nên nó nhũn như con chi chi, hỏi đâu dạ đấy, làm gì thưa đấy, nỉ non kể chuyện bị vợ lừa, có lẽ đám công an cũng tội nghiệp cho hoàn cảnh hắn nên chỉ giữ trong đồn có một đêm rồi thả. Hắn lại làm lại từ đầu với nỗi căm hận khó nguôi. Hắn lại bơ vơ, hắn bỏ chuyện lên rừng, mò về lại Đà Nẵng.
Về đến Đà Nẵng thì hắn biết tin cách đó một tháng có người bạn tù với ba hắn được ra tù, có đến nhắn tin là ba hắn đã chết ở trong trại vì thiếu ăn và kiết lỵ. Suốt mấy năm ở trại cải tạo, ông là tù mồ côi vì chẳng có ai thăm và tiếp tế. Hắn kiếm tìm mua được một cái giấy chứng minh nhân dân tên Hoàng Lê. Kể từ đó hắn là Hoàng Lê chứ không còn là Lê Văn Tùng nữa. Lê Văn Tùng xem như đã bị xoá sổ bụi đời, không còn ở trần gian này nữa. Hèn chi lúc gặp hắn, tụi gọi tên Tùng, hắn có vẻ hoảng. Có giấy tờ nhân thân mới, hắn đi ra Bắc tìm mộ ba hắn. Nhờ có bản đồ dẫn đường của người bạn ba hắn, hắn tìm mộ cũng không khó lắm. Ngôi mộ chỉ là nắm đất lưa thưa cỏ giữa một cánh rừng, trên có một tấm ván mỏng đề tên Lê Văn Định. Xin cải táng mang cốt về không được, hắn đành phải để ba hắn nằm lại cô quạnh nơi chốn xa xôi không biết lúc nào mới đem về cố quận. Trên đường về, ghé Hà Nội hắn lại gặp một thằng bạn khoá đàn em ở Thủ Đức. Thằng này vốn quê ở Nam Định, di cư vào Nam năm 1954 bằng tàu há mồm. Sau 75 nhờ có họ hàng, anh em làm quan lớn ở trung ương nên bảo lãnh nó, đưa về quê. Rồi lên Hà Nội, giờ đang làm bảo vệ chợ, biết hoàn cảnh của hắn, nó bảo làm ăn được lắm, hay huynh trưởng ở lại đây làm ăn với đàn em đi. Chẳng chút ngần ngừ, hắn ô kê ngay. Và thế từ hôm đó hắn trở thành tên bảo vệ chợ, suốt ngày lang thang trong chợ, thu tiền bảo kê, giữ trật tự bằng cái còi luôn gắn trên miệng. Ăn uống phủ phê, đêm nào cũng nhậu. Với quá khứ sĩ quan BĐQ hắn không kém liều lĩnh và gan dạ. Lại thêm sau khi buông súng, hắn sống đầu đường xó chợ nên hắn bộc lộ một tính cách chịu chơi, chơi đẹp với anh em, bản lĩnh với các đối tượng nên đại ca ở chợ khoái hắn lắm. Chúng cứ khen Hoàng Lê Nam kỳ chơi được. Hơn hai năm sống ấm êm xứ Bắc, hắn khoẻ hơn, trắng trẻo mập mạp hơn, hắn nghĩ sẽ tạm sống lâu dài ở đây, sống được, lâu lâu lại nhảy xe lên Hà Nam Ninh thăm mộ ba hắn, thắp cho ông vài cây nhang, đốt cho ông mớ đô la âm phủ, hắn nghĩ chắc ông cũng vui dưới suối vàng. Thế nhưng cuộc đời nghiệt ngã lại không cho hắn yên. Bởi hắn được lòng anh em, đại ca cũng thương yêu hắn nên thằng đàn em Thủ Đức của hắn cảm thấy bị bỏ rơi vì trước đó nó là đàn em thân tín của đại ca. Thằng này bèn đi báo công an về quá khứ sĩ quan BĐQ của hắn, cũng may là nó không biết hắn là thằng trốn trại, vì chuyện hệ trọng như thế hắn giữ kín như mèo dấu cứt, chẳng bao giờ hé lộ với ai.
Một đội công an nửa đêm kéo xuống chỗ trú ngụ của anh em bảo vệ, hôm đó cả bọn đang nhậu quắc cần câu. Hắn mắc đái nên phải ra cầu tiêu tuốt ở bãi ruộng để xả nước cứu thân. Trong này đám công an nhỏ to với tay đại ca. Đại ca bảo nó lên Hà Nam Ninh thăm mộ ba hắn từ hồi sáng sớm, chưa thấy về. Một mặt đại ca sai người chạy ra ruộng báo cho hắn trốn đi. Hắn tỉnh rượu ngay tắp lự. Hắn chạy một mạch ra đường cái, đón xe chạy thẳng ra bến xe, mua vé vào ngay Đà Nẵng trong đêm, người còn sặc sụa hơi men.
Hắn lại thất nghiệp, sống lang thang như thằng ăn mày. Bạn bè cũng còn, bà con cũng rải rác nhưng hắn ngại. Đang sa cơ thất thế, hào quang của một thời gia đình danh giá, giàu sang đã qua rồi. Gặp người quen chỉ khiến cho người ta thương hại, chẳng ích gì. Có khi người ta lại rủa thầm: Ai giàu ba họ, ai khó ba đời. Bởi vậy nên hắn cố tránh người quen, bè bạn. Có mấy chỗ thân tình lắm lúc đối đế quá hắn mới ghé qua kiếm bữa cơm hay một đêm ngủ ngắn. Suốt ngày lê chân đi tìm việc. Cuối cùng hắn cũng nhận được một chân tài xế lái xe tải chở hàng biên giới Lào Việt. Được công việc thơm như mít này cũng có bàn tay đàn bà. Hôm hắn đến công ty vận tải này, hắn gặp tay giám đốc người Nghệ An. Tay này từ chối hắn và bảo chỉ nhận người cùng quê. Hắn tiu nghỉu đứng lên định về thì bà vợ xuất hiện. Một cô gái trẻ, đẹp, có vẻ thực quyền hơn ông chủ. Khi nghe hắn muốn kiếm việc, cô chủ nhìn hắn từ đầu đến chân. Râu ria có vẻ giang hồ, cái miệng cười nhếch mép khinh bạc, con mắt lé kim rất duyên, thân hình cường tráng. Cô ấy duyệt. Và hắn trở thành tài xế xuyên biên giới. Những chuyến hàng toàn đồ lậu: thuốc lá Samit, ba số năm, Jet, đồ nhựa Thái Lan và đôi khi còn có cả thịt thú rừng quý hiếm. Sau thời gian nắm đường đi nước bước, mỗi chuyến hắn cũng ké thêm vài thùng hàng, cô chủ chắc biết nhưng cũng lơ cho hắn kiếm ăn thêm. Hắn để dành một tài sản kha khá, lại tính chuyện vượt biên. Hắn muốn qua Mỹ không phải khát khao xứ Mỹ như lẩn trước, hắn chỉ muốn gặp mẹ hắn một lần, một lần rồi thôi. Để nghe mẹ hắn sẽ nói gì, để hắn biết cho rõ tại sao mẹ hắn lại đối xử với ba hắn, với hắn tàn tệ thế.
Vẫn đều đều những chuyến đi vượt biên giới, chất lính BĐQ công với năm tháng giang hồ đã biến hắn là thằng có bản lĩnh, sống chết với anh em nên cánh lái xe quý và nể hắn lắm. Chuyến nào cũng kiếm được mấy chỉ vàng, hắn cũng dự định dành dụm mua chiếc xe, làm ăn riêng, chẳng lệ thuộc ai và hi vọng sẽ làm giàu. Nhưng người tính chẳng bằng trời, có lần cô chủ đòi đi theo chuyến hàng vì cô bảo đây là chuyến hàng đặc biệt, phải có mặt chủ hàng để thuận việc làm ăn. Nhưng hắn thì biết rõ cô chủ xinh đẹp đang muốn gì nơi hắn.
Thế là trong suốt chuyến đi, con thú bị giam hãm bấy nay trong người hắn được dịp cháy bùng lên, cháy ngùn ngụt. Hắn và cô chủ lái xe thì chớ, còn rảnh giờ nào là quấn lấy nhau, một bên sức trẻ thèm khát, một bên là thằng đàn ông mạnh mẽ như núi rừng, nóng rực như lò than đang cháy. Không biết có phải vì hơi hám của chuyện gối chăn như người ta thường bảo đen bạc đỏ tình không? Lúc về, chuyến hàng bị chận ở hải quan biên giới. Bị tịch thu lại còn bị kết án buôn lậu hàng cấm. Hắn và cô chủ bị giải về Nghệ An. Cô chủ lắm tiền biết chỗ chạy chọt, thoát nạn. Hắn thân cô thế cô, bị đổ hết tội, kết án mấy năm. Nằm trong tù, hắn ngoan ngoãn chấp hành tốt nội quy, sống lặng lẽ dưới cái lốt của tên Hoàng Lê nào đó nên được đặc xá, phóng thích sớm hơn thời gian kết án. Cũng may trước đây làm được bao nhiêu hắn thu vén gởi ngân hàng, nên vốn liếng của hắn cũng chẳng sứt mẻ gì. Cầm giấy ra trại, hắn cũng chưa biết làm gì, thuê cái phòng nho nhỏ, sáng sáng ra ngồi quán cà phê, nhìn phố xá, chào người quen, lang thang mấy tháng trời như thế. Với cái quá khứ tù tội, cũng chẳng dễ để kiếm việc làm lương thiện. Hắn tìm mối vượt biên. Lần đầu bãi ở cửa Đại, bể ngay phút đầu. Lần hai chạy ra Thuận An ngoài Huế, nửa đêm đi thuyền nhỏ ra thì bị biên phòng dí, súng nổ ì xèo, hắn và mọi người chạy trối chết, có mấy người bị bắt, hắn trốn thoát được nhưng cũng bị mất ít vàng chồng trước, tàu lớn đến giờ hẹn không chờ, chạy thoát dược đến Hồng Kong. Hắn về lại Đà Nẵng, gom góp món tiền còn lại cũng được gần hai chục cây vàng, bỏ vô Sài Gòn làm lại cuộc đời.
---------
Vào Sài Gòn, hắn nghĩ phải an cư mới lạc nghiệp được nên đi kiếm miếng đất, xây cái nhà, mọi việc tính sau. Thế là suốt ngày đi làm thợ hồ, rảnh rỗi hắn đi tìm mua đất. Được cò giới thiệu miếng đất ở Thủ Thiêm, hơn trăm mét mà chỉ có mấy trăm triệu, hắn vừa ý lắm. Nhưng hắn nghe phong phanh vùng này đang có kế hoạch quy hoạch. Để chắc ăn, hắn ra hỏi uỷ ban. Phòng nhà đất của quận bảo hắn khu vực đấy ngoài ranh, quy hoạch chẳng ảnh hưởng gì, thế là hắn chồng tiền, nhận đất, mua bán có giấy tờ đàng hoàng. Hắn xây cái nhà nho nhỏ hai phòng ngủ, cắc củm mua vài cây hoa, mấy giò lan, xây cái hồ cá be bé trước hiên nhà, vui thú với cỏ cây. Từ thằng phụ hồ, sơn nước, hắn tiến lên nhận thầu xây những căn nhà cấp bốn, thu nhập cũng không đến nỗi nào. Hắn mừng vì cuộc sống đã ổn định, đã đến gần tuổi sáu mươi, hắn chỉ mong ổn định và chẳng còn sóng gió. Và do vậy hắn không dám dính với người đàn bà nào, hắn nghiệm ra đời hắn mà dính với đàn bà là có chuyện, nên cố tránh xa. Làm thợ xây dựng, thầu khoán, dù chỉ là anh thầu nhỏ cũng không thể thiếu rượu chè, gái gú. Nhưng hắn chỉ ăn bánh trả tiền với đám gái bia ôm hay gái làm nghề, tránh xa mấy chị em đang thèm khát đàn ông. Nhưng rồi số phận bất hạnh vẫn đeo đẳng đời hắn. Trong một lần đang xây cất nhà, giàn giáo bị sập, một thằng lính của hắn vỡ sọ chết, hắn bị một cây sắt đâm thủng phổi, thập tử nhất sinh mấy tháng trong bệnh viện, tưởng chết. Hắn sút gần hai chục kí, người bắt đầu teo tóp, chân cũng không vững nữa. Hắn về nằm dưỡng bệnh tại nhà. Thu nhập không còn, hắn dự định sửa căn nhà, xây thêm mấy phòng làm nhà trọ cho công nhân và sinh viên. Dự định chưa thực hiện thì hắn nhận được giấy báo nhà và đất hắn đang sở hữu phải bị giải toả vì nằm trong vùng quy hoạch. Hắn lên quận, quận bảo kế hoạch quy hoạch đã được thay đổi, vùng hắn ở sẽ giải toả trắng. Hắn làm dữ lắm, cãi cọ dữ lắm nhưng chẳng được gì. Thế rồi một buổi sáng, lúc hắn đang nằm thở dốc vì vết thương hành hạ và tràn dịch màn phổi, chính quyền đem xe ủi ủi sạch nhà hắn. Hắn đứng dậy không nổi, người ta khiêng hắn ra bờ hè và đánh sập nhà hắn. Hắn gào thét và bất tỉnh. Cũng chẳng ai để ý hắn trong mù mịt bụi khói. Đến khi hắn tỉnh dậy, căn nhà hắn chỉ còn là đống gạch vụn, hoang tàn như vừa bị bỏ bom. Những giò lan mất hút, hồ cá không còn thấy, chỉ còn bụi mù và tiếng than khóc dậy trời của những người dân, tiếng ầm ì của những chiếc xe ủi. Thế là hắn mất nhà. Hắn chẳng còn chi nữa. Thân tàn, bệnh tật. Hắn có ý định tự tử. Hắn che tạm cái lều trên miếng đất tan tành của hắn, sống qua ngày. Và trong phút tuyệt vọng hắn viết đơn tố cáo chính quyền cướp đất của dân rồi uống mấy chục viên thuốc ngủ, nhưng hắn chưa tới số chết, người ta phát hiện hắn ngất ngư, chở hắn vô bệnh viện súc ruột, và thế là hắn vẫn sống, sống trong nỗi tuyệt vọng khốn cùng.
---------
Vào Sài Gòn, hắn nghĩ phải an cư mới lạc nghiệp được nên đi kiếm miếng đất, xây cái nhà, mọi việc tính sau. Thế là suốt ngày đi làm thợ hồ, rảnh rỗi hắn đi tìm mua đất. Được cò giới thiệu miếng đất ở Thủ Thiêm, hơn trăm mét mà chỉ có mấy trăm triệu, hắn vừa ý lắm. Nhưng hắn nghe phong phanh vùng này đang có kế hoạch quy hoạch. Để chắc ăn, hắn ra hỏi uỷ ban. Phòng nhà đất của quận bảo hắn khu vực đấy ngoài ranh, quy hoạch chẳng ảnh hưởng gì, thế là hắn chồng tiền, nhận đất, mua bán có giấy tờ đàng hoàng. Hắn xây cái nhà nho nhỏ hai phòng ngủ, cắc củm mua vài cây hoa, mấy giò lan, xây cái hồ cá be bé trước hiên nhà, vui thú với cỏ cây. Từ thằng phụ hồ, sơn nước, hắn tiến lên nhận thầu xây những căn nhà cấp bốn, thu nhập cũng không đến nỗi nào. Hắn mừng vì cuộc sống đã ổn định, đã đến gần tuổi sáu mươi, hắn chỉ mong ổn định và chẳng còn sóng gió. Và do vậy hắn không dám dính với người đàn bà nào, hắn nghiệm ra đời hắn mà dính với đàn bà là có chuyện, nên cố tránh xa. Làm thợ xây dựng, thầu khoán, dù chỉ là anh thầu nhỏ cũng không thể thiếu rượu chè, gái gú. Nhưng hắn chỉ ăn bánh trả tiền với đám gái bia ôm hay gái làm nghề, tránh xa mấy chị em đang thèm khát đàn ông. Nhưng rồi số phận bất hạnh vẫn đeo đẳng đời hắn. Trong một lần đang xây cất nhà, giàn giáo bị sập, một thằng lính của hắn vỡ sọ chết, hắn bị một cây sắt đâm thủng phổi, thập tử nhất sinh mấy tháng trong bệnh viện, tưởng chết. Hắn sút gần hai chục kí, người bắt đầu teo tóp, chân cũng không vững nữa. Hắn về nằm dưỡng bệnh tại nhà. Thu nhập không còn, hắn dự định sửa căn nhà, xây thêm mấy phòng làm nhà trọ cho công nhân và sinh viên. Dự định chưa thực hiện thì hắn nhận được giấy báo nhà và đất hắn đang sở hữu phải bị giải toả vì nằm trong vùng quy hoạch. Hắn lên quận, quận bảo kế hoạch quy hoạch đã được thay đổi, vùng hắn ở sẽ giải toả trắng. Hắn làm dữ lắm, cãi cọ dữ lắm nhưng chẳng được gì. Thế rồi một buổi sáng, lúc hắn đang nằm thở dốc vì vết thương hành hạ và tràn dịch màn phổi, chính quyền đem xe ủi ủi sạch nhà hắn. Hắn đứng dậy không nổi, người ta khiêng hắn ra bờ hè và đánh sập nhà hắn. Hắn gào thét và bất tỉnh. Cũng chẳng ai để ý hắn trong mù mịt bụi khói. Đến khi hắn tỉnh dậy, căn nhà hắn chỉ còn là đống gạch vụn, hoang tàn như vừa bị bỏ bom. Những giò lan mất hút, hồ cá không còn thấy, chỉ còn bụi mù và tiếng than khóc dậy trời của những người dân, tiếng ầm ì của những chiếc xe ủi. Thế là hắn mất nhà. Hắn chẳng còn chi nữa. Thân tàn, bệnh tật. Hắn có ý định tự tử. Hắn che tạm cái lều trên miếng đất tan tành của hắn, sống qua ngày. Và trong phút tuyệt vọng hắn viết đơn tố cáo chính quyền cướp đất của dân rồi uống mấy chục viên thuốc ngủ, nhưng hắn chưa tới số chết, người ta phát hiện hắn ngất ngư, chở hắn vô bệnh viện súc ruột, và thế là hắn vẫn sống, sống trong nỗi tuyệt vọng khốn cùng.
Hắn cùng một số nạn nhân bị cướp đất kéo nhau ra Hà Nội. Họ nghĩ phải ra kêu cứu tận trung ương may ra. Hắn sống vất vưởng ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng mấy năm, bệnh lên cơn thì vào bệnh viện, khoẻ thì lại ra làm dân oan. Thế nhưng, hàng kí lô đơn, rồi hàng chục kí lô đơn gởi đi mà không tiếng vọng. Chẳng có cơ quan, đoàn thể nào trả lời cụ thể cho họ, trong lúc đó những cán bộ cướp đất của hắn thì càng ngày càng lên chức, ngôi vị, ghế ngồi càng lúc càng vững chải hơn. Họ lại kéo về mảnh đất xưa. Người thì lợp mái lều sống tạm. Người thì thuê phòng ở tiếp tục kêu oan. Hắn cũng vậy, sau mấy năm làm dân oan không ai trả lời, lại trở về mái lều trên nảnh đất cũ không còn phải của mình, ngày ngày lê thân bệnh hoạn đi bán vé số nuôi thân. Có người mách bán bong bóng có lời hơn, hắn chuyển qua bán bong bóng. Gần đây, báo chí, truyền thông nói nhiều về nỗi oan khiên của người dân Thủ Thiêm. Một số lãnh đạo đã tiếp xúc với dân. Hắn hi vọng cuối đời sẽ có một chốn yên thân. Hắn mong kết thúc sẽ như hắn mong.
---------
Hắn ngồi kể chuyện đời hắn mà hắn tỉnh như kể chuyện của người nào khác. Chốc chốc lại rót đầy ly bia, uống cái ực rồi kể tiếp với cái giọng khàn khàn, đều đều. Tui ngồi nghe, chẳng nói câu gì chỉ đốt thuốc liên tục nghe chuyện đời hắn. Hắn nói đến đó thì lặng im. Ngồi nhìn ra khoảng trống trước quán như một kẻ không hồn. Tui cũng lặng im, đau đớn với những nghiệt ngã mà hắn đã trải qua. Từ cậu công tử con nhà giàu đến lão bán bóng bay hôm nay là một cuộc đói. Một cuộc đời của một con người, chẳng ai biết được tương lai. Số phận của con người lại gắn liền với số phận của một dân tộc. Nỗi đau của đất nước chi phối cuộc đời của mỗi cá nhân. Hắn, tui và tất cả mọi người đều như vậy. Và mỗi cá nhân lại chịu chi phối của phần số đời mình. Khoảng lặng im rồi cũng trôi qua, tui nắm chặt tay hắn: Thôi thì, tất cả cũng đang qua, đời tau, đời mi rồi cũng sẽ qua. Bây giờ tau tính vầy, mi về ở với gia đình tau, tau thu xếp cho mi một phòng, ban ngày mi muốn làm chi, mua bán chi là việc của mi, tối mi về với tau. Khi nào vụ đất đai của mi giải quyết, lúc đó tính sau.
---------
Hắn ngồi kể chuyện đời hắn mà hắn tỉnh như kể chuyện của người nào khác. Chốc chốc lại rót đầy ly bia, uống cái ực rồi kể tiếp với cái giọng khàn khàn, đều đều. Tui ngồi nghe, chẳng nói câu gì chỉ đốt thuốc liên tục nghe chuyện đời hắn. Hắn nói đến đó thì lặng im. Ngồi nhìn ra khoảng trống trước quán như một kẻ không hồn. Tui cũng lặng im, đau đớn với những nghiệt ngã mà hắn đã trải qua. Từ cậu công tử con nhà giàu đến lão bán bóng bay hôm nay là một cuộc đói. Một cuộc đời của một con người, chẳng ai biết được tương lai. Số phận của con người lại gắn liền với số phận của một dân tộc. Nỗi đau của đất nước chi phối cuộc đời của mỗi cá nhân. Hắn, tui và tất cả mọi người đều như vậy. Và mỗi cá nhân lại chịu chi phối của phần số đời mình. Khoảng lặng im rồi cũng trôi qua, tui nắm chặt tay hắn: Thôi thì, tất cả cũng đang qua, đời tau, đời mi rồi cũng sẽ qua. Bây giờ tau tính vầy, mi về ở với gia đình tau, tau thu xếp cho mi một phòng, ban ngày mi muốn làm chi, mua bán chi là việc của mi, tối mi về với tau. Khi nào vụ đất đai của mi giải quyết, lúc đó tính sau.
Hắn nhìn tui, con mắt lé kim lim dim đầy những nếp nhăn: Không được, tau không thể làm cho sinh hoạt gia đình mi xáo trộn, tau lại bệnh hoạn liên miên, nhà mi sẽ khổ với tau lắm. Tau cám ơn mi đã không quên thằng bạn cũ nhiều bất hạnh này, được vậy là tau đã sướng rồi.
Cả hai lại lặng im. Cả hai lại rót đầy ly và đốt thêm điếu thuốc. Đêm đã về khuya. Đường đã bắt đầu vắng. Quán cũng lần lượt thưa khách.
Tui bảo hắn: Thôi được! Mi không về nhà tau ở cũng được, nhưng tau sẽ thuê cho mi một căn phòng ở gần nhà tau, có chi chạy qua chạy lại cho gần. Khi nào đất mi xong thì lại tính. Khỏi bàn nữa. Uống ly nữa rồi về.
Hắn bảo: Thế cũng được, nhưng có chuyện này nghĩ nãy giờ, giờ mới nói, tau muốn nhờ mi, bác sĩ bảo tau bị viêm gan siêu vi C, lại thêm vết thương trong phổi, chắc cũng sống không bao lâu nữa. Nếu mi biết tau chết, mi dem tau đi thiêu rồi rải tro xuống sông, mi giúp tau lần cuối vì tau chẳng còn ai. Nhưng mà nhớ, có ghi tên tuổi tau, có vái cho tau thì nhớ vái tên Lê Văn Tùng, nhớ chưa. Trung uý BĐQ Lê Văn Tùng, con Trung tá BĐQ Lê Văn Định. Nhớ rứa nghe.
Tui gật đầu, nắm chặt tay hắn thấy nghèn nghẹn nơi cổ.
Hắn có vẻ đã say, tui cũng không đứng vững nữa. Ra đến sân, tui gỡ chùm bong bóng thả lên trời, những chiếc bong bóng đủ màu bay lấp loá dưới ánh đèn. Bỗng dưng hắn ôm lấy tui, khóc rưng rức. Từ lúc gặp hắn cho đến giờ, giờ hắn mới biểu lộ tình cảm bằng nước mắt.
Tui cũng ôm lấy hắn và cũng khóc. Nước mắt hắn ướt đẫm vai tui và nước mắt tui ướt nhoè vai hắn.
Gió và sương xuống lành lạnh. Đèn đường vẫn rực sáng. Chỉ còn ba tuần nữa là Tết.
17.1.2019
DODUYNGOC
Tui cũng ôm lấy hắn và cũng khóc. Nước mắt hắn ướt đẫm vai tui và nước mắt tui ướt nhoè vai hắn.
Gió và sương xuống lành lạnh. Đèn đường vẫn rực sáng. Chỉ còn ba tuần nữa là Tết.
17.1.2019
DODUYNGOC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét