Định không viết mà rồi cứ ấm ức trong lòng nên phải viết ra, để lâu sình bụng.
Hôm qua có mấy người quen rủ đến nhà cũng một người quen nhưng không biết nhiều lắm nhậu chơi. Tui vốn từ nhỏ đến lớn không biết nhậu, liên tục ngồi quán với bạn bè ngày này qua tháng nọ, nhưng chủ yếu là phá mồi, he...he ăn là chính. Hôm nay cũng thế, rót nửa ly bia, cho nhiều đá, lâu lâu ai mời cũng cụng một cái, hớp một hơi rồi bỏ xuống, ly bia thành ly trà đá. Và mọi người uống nhiều, hết bia đến rượu, hết rượu đến bia, nhiều người say mèm, bắt đầu nói năng vô trật tự, tui bắt đầu thấy khó chịu. Nhưng khó chịu nhất là phải liên tục nghe hát những vài nhạc chế. Có mấy người cầm đàn, thay phiên nhau hát. Nào là chế lời bài Tiểu đoàn 307, rồi đến Hòn Vọng phu, Lấy chồng xa xứ, Đắp mộ cuộc tình, rồi Huế tình yêu của tôi, rồi Huyền thoại mẹ....Đặc biệt là bài Huyền thoại mẹ đến mấy người hát, mỗi người một lời chế khác nhau. Tội nghiệp cho anh Trịnh Công Sơn, biến bài hát thành bài ca sợ vợ.
Hát đến đâu, mọi người vỗ tay tán thưởng đến đó, cười vui rộn cả lên. Mấy chàng ca sĩ chế tự hào, có vẻ rất tự đắc với các bài nhạc chế học lỏm của mình. Có anh xưng là hoạ sĩ, cán bộ của một trường đại học hát đến mấy bài, vừa hát vừa giảng nghe rất kinh, và cũng có vẻ hãnh diện lắm, mũi cứ phầp phồng nở to.
Tui thì tui thấy thiên hạ dễ dãi thật vì chẳng có chi đáng cười nếu không nói là đáng chê trách. Tui cảm thấy ngượng và tự hỏi tại sao mình lại ngồi đây để nghe những thứ nhảm nhí này? Tui bỗng nghĩ tác giả chính thức của các bài hát này chắc là buồn và xấu hổ lắm khi nghe tác phẩm của mình bị chế lại bằng những ca từ thô tục, đời thường như một câu chuyện tiếu lâm. Và tui cũng nghĩ rằng lấy một bài hát rồi chế lời đem phổ biến là một việc làm thô bỉ, thiếu văn hoá. Nó cũng giống như một cách chôm tác phẩm của người khác vậy. Không biết suy nghĩ của tui có khắt khe lắm không? Bởi suy cho cùng, để viết ra được một tác phẩm được phổ biến và quần chúng hâm mộ không phải là việc dễ dàng, đùng một cái, người ta dùng bài hát của mình sửa lời, tác phẩm không còn của mình nữa bởi ca từ lạ hoắc, lại thiếu tính văn học, toàn chứa những từ ngữ lề đường, những nội dung ô trọc, buồn lắm chứ!
Hôm qua có mấy người quen rủ đến nhà cũng một người quen nhưng không biết nhiều lắm nhậu chơi. Tui vốn từ nhỏ đến lớn không biết nhậu, liên tục ngồi quán với bạn bè ngày này qua tháng nọ, nhưng chủ yếu là phá mồi, he...he ăn là chính. Hôm nay cũng thế, rót nửa ly bia, cho nhiều đá, lâu lâu ai mời cũng cụng một cái, hớp một hơi rồi bỏ xuống, ly bia thành ly trà đá. Và mọi người uống nhiều, hết bia đến rượu, hết rượu đến bia, nhiều người say mèm, bắt đầu nói năng vô trật tự, tui bắt đầu thấy khó chịu. Nhưng khó chịu nhất là phải liên tục nghe hát những vài nhạc chế. Có mấy người cầm đàn, thay phiên nhau hát. Nào là chế lời bài Tiểu đoàn 307, rồi đến Hòn Vọng phu, Lấy chồng xa xứ, Đắp mộ cuộc tình, rồi Huế tình yêu của tôi, rồi Huyền thoại mẹ....Đặc biệt là bài Huyền thoại mẹ đến mấy người hát, mỗi người một lời chế khác nhau. Tội nghiệp cho anh Trịnh Công Sơn, biến bài hát thành bài ca sợ vợ.
Hát đến đâu, mọi người vỗ tay tán thưởng đến đó, cười vui rộn cả lên. Mấy chàng ca sĩ chế tự hào, có vẻ rất tự đắc với các bài nhạc chế học lỏm của mình. Có anh xưng là hoạ sĩ, cán bộ của một trường đại học hát đến mấy bài, vừa hát vừa giảng nghe rất kinh, và cũng có vẻ hãnh diện lắm, mũi cứ phầp phồng nở to.
Tui thì tui thấy thiên hạ dễ dãi thật vì chẳng có chi đáng cười nếu không nói là đáng chê trách. Tui cảm thấy ngượng và tự hỏi tại sao mình lại ngồi đây để nghe những thứ nhảm nhí này? Tui bỗng nghĩ tác giả chính thức của các bài hát này chắc là buồn và xấu hổ lắm khi nghe tác phẩm của mình bị chế lại bằng những ca từ thô tục, đời thường như một câu chuyện tiếu lâm. Và tui cũng nghĩ rằng lấy một bài hát rồi chế lời đem phổ biến là một việc làm thô bỉ, thiếu văn hoá. Nó cũng giống như một cách chôm tác phẩm của người khác vậy. Không biết suy nghĩ của tui có khắt khe lắm không? Bởi suy cho cùng, để viết ra được một tác phẩm được phổ biến và quần chúng hâm mộ không phải là việc dễ dàng, đùng một cái, người ta dùng bài hát của mình sửa lời, tác phẩm không còn của mình nữa bởi ca từ lạ hoắc, lại thiếu tính văn học, toàn chứa những từ ngữ lề đường, những nội dung ô trọc, buồn lắm chứ!
Buồn một điều nữa là những bài nhạc chế này không chỉ phổ biến trong giới bình dân, mà cũng có trong những người vỗ ngực là trí thức, văn nghệ sĩ. Trong các cuộc gặp gỡ, rượu chè họ đem ra đãi nhau những bài nhạc chế ấy.
Tui được nghe mấy lần bài Còn thương rau đắng mọc sau hè của nhạc sĩ Bắc Sơn do một anh đạo diễn và một anh diễn viên hát. Hai anh hoàn toàn không sửa lời nhưng lại hát theo giai điệu Tây nguyên. Nghe hay quá là hay. Tui nghĩ nhạc sĩ Bắc Sơn có sống dậy cũng vỗ tay hoan hô. Tui cho rằng đó không gọi là nhạc chế mà chỉ thay đổi điệu nhạc. Điều này là chuyện bình thường. Và nhờ vậy bài hát có sức hấp dẫn kỳ lạ và phải công nhận các nghệ sĩ đó quá tài tình hê...hê. Chế thế mới giỏi chứ. Nghĩ sao nói vậy, ai ném đá thì cứ ném nhé
14.10.2018
DODUYNGOC
DODUYNGOC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét