Top Menu
Main Menu
Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018
MẤY SUY NGHĨ VỀ TIỂU THUYẾT KIẾM HIỆP CỦA KIM DUNG
Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018
CON NHỒNG
Hơn nữa, anh thích sống ở Việt Nam hơn. Ở đây có bạn bè, hàng xóm, bà con. Đi đến đâu cũng có người để nói chuyện. Mà anh lại là người thích chuyện trò. Ra quán cà phê đầu ngõ mỗi ngày, anh gặp bao người, đa số là quen cả, đủ thứ chuyện để nói với nhau. Hôm nào lười nói thì ngồi nghe, nghe người khác nói cũng là một cái thú. Đi sửa cái xe, bắt chuyện với anh thợ trẻ, nghe anh kể tâm trạng nhớ quê, nhớ vợ, thương cho hoàn cảnh của anh. Gặp anh thợ già lại nghe chuyện đời, chuyện lòng người, hiểu thêm nhiều cảnh ngộ. Vợ chồng anh sống giản dị, gắn bó với mọi người nên gặp ai trong phố cũng chào hỏi, nói cười rôm rả. Cho nên khi nhận được giấy tờ định cư, rồi mua vé máy bay, anh buồn lắm, tâm trạng chẳng muốn đi. Nhưng anh cứ lấn cấn chuyện ở đây thì vui nhưng lắm chuyện để nghĩ. Anh là người siêng năng nghe đài, xem báo, đọc mạng, biết nhiều chuyện quá buồn của đất nước, nhìn thấy bế tắc không có lối ra của nền kinh tế đang có dấu hiệu sụp đổ. Hàng ngày chứng kiến những tên tham ô, nhũng nhiễu, cướp của dân nghèo, anh xót xa thấy mình bất lực. Anh rùng mình sợ hãi với cách sống tàn nhẫn nhan nhản trong xã hội, con người tàn sát lẫn nhau để tồn tại, lừa gạt nhau để sống, đầu độc nhau để thủ lợi. Những điều đó làm anh trăn trở và anh nghĩ rời đất nước để không còn phải làm một kẻ chứng nhân và cũng là nạn nhân của sự tàn mạt đó. Anh biết qua đấy sẽ buồn nhiều hơn vui, vì anh đã có thời gian đi học ở đấy, nhưng ít ra anh khỏi phải là người chứng kiến một sự đứt gãy và sụp đổ những giá trị văn hoá mà anh đã một thời tôn thờ và ngưỡng vọng. Anh không muốn nhìn thấy những nền nếp lâu đời của một dân tộc đang rã nát. Và vì thế anh đi.
Anh hét: Trời ơi!
Nó trả lời: Oh! My God!
Anh ném mạnh tẩu thuốc đang hút vào cửa, chim hoảng hồn bay đi, vừa bay vừa kêu: Oh! My God!
Không biết nó kiếm ăn ở đâu, đêm có lẽ nó ngủ trên cành cây phía bên kia đường. Nhưng suốt cả tháng, sáng nào nó cũng đậu nơi cửa sổ phòng anh, dùng cái mỏ vàng gõ cành cạch vào cửa kiếng mà Hello với Oh! My God!
26.10.2018
DODUYNGOC
Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018
BỮA TIỆC MÓN ĂN XỨ QUẢNG CỦA NHỮNG NGƯỜI QUẢNG NAM Ở SÀI GÒN
Giã từ cõi mộng điêu linh
Tôi về buôn bán với mình phôi pha
Mình ơi! tôi gọi bằng nhà
Nhà ơi! tôi gọi mình là nhà tôi
Bây giờ xuôi ngược đôi nơi
Thôi mình ở lại tôi dời chân đi
Chàng đi thiếp cũng xin đi với chàng
Hãy ghé Quán Phú Chiêm 52 Trần Bình Trọng, P.5, Q. Bình Thạnh hoặc Quán Phú Hương, 21 Sao Mai. Q. Tân Bình, bạn sẽ có dịp khám phá và thưởng thức những món ăn xứ Quảng.
22.10.2018
DODUYNGOC
Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018
CON CÁ HE
Cá he đỏ hay cá kim sơn (danh pháp khoa học: Barbonymus schwanenfeldii) là một loài cá thuộc họ Cá chép.
Loài cá này có nguồn gốc từ lưu vực các sông Mê Kông và sông Chao Phraya của Thái Lan, Sumatra, Borneo, và bán đảo Mã Lai, nơi nó được tìm thấy ở các sông, suối, kênh, mương. Nó cũng bơi vào các cánh đồng bị ngập lụt. Môi trường sống tự nhiên của nó là trong nước với độ pH 6,5-7,0, độ cứng nước của lên đến 10 dGH, và phạm vi nhiệt độ 72-77 °F (22-25 °C). Tại Indonesia, một phạm vi nhiệt độ là 20,4 °C đến 33,7 °C được ghi nhận của loài này. Cá he đỏ phần lớn ăn cỏ, tiêu thụ loài macrophyte và thực vật đất ngập nước, cũng như tảo sợi và đôi khi ăn côn trùng. Nó cũng ăn cá nhỏ, sâu, và động vật giáp xác.
Một loại nữa là Cá Hè chấm đỏ (Danh pháp khoa học: Lethrinus lentjan) là một loài cá biển trong họ cá gáy Lethrinidae, Phân bố ở vùng biển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ôxtraylia, Indonesia, Phillippin, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Đây là loài cá có giá trị kinh tế cao. Mùa vụ khai thác chúng là quanh năm, chúng có thể được ăn tươi, đông lạnh.
Đặc điểm hình thái để nhận dạng loài cá này là chúng có thân dài, dẹp bên, chiều cao thân lớn hơn chiều dài đầu. Kích cỡ khai thác từ 250 – 350 mm. Phần đầu phía trước mắt hơi cong hoặc rất cong. Miệng rộng, đạt đến đường thẳng đựng kẻ qua mũi. Răng phía trong hàm phát triển. Chúng không có răng trên lưỡi và trên xương lá mía. Màu cơ bản của chúng là màu hồng thiên về sẫm màu hơn ở phần đuôi.
Vây lưng liên tục, giữa phần tia cứng và phần tia mềm hơi lõm xuống. Gai cứng thứ 2 dài hơn tia gai cứng thứ nhất. Phía trong gốc vây ngực phủ vảy. Phần lưng từ giữa gốc phần tia cứng vây lưng đến đường bên có 6-7 hàng vảy. Lưng màu xanh ô-liu, bụng màu trắng nhạt hoặc xanh nhạt. Phần sau xương nắp mang và gốcvây ngực có chấm màu đỏ tươi. Phần lưng, mỗi vảy có 1 chấm trắng nhỏ, nằm ở giữa vảy. Vây lưng và vây hậu môn có vằn hoặc dải màu da cam.(Wikipedia)
Với món cá He kho lạt, sau khi làm sạch cá, đem cá ướp với chút đường, tiêu, bột ngọt, nước màu, nước mắm, củ hành bằm nhuyễn, ớt… để thấm khoảng 15 phút. Bắc nồi cá lên bếp, kho cho thịt cá săn lại và tiếp tục đổ nước dừa tươi vào sao cho ngập mình cá. Sau đó vặn lửa lớn cho nước sôi lên, nêm nếm lại vừa ăn rồi hạ lửa, kho cá trên lửa riu riu cho đến khi thịt cá chín mềm, nước còn xâm xấp mặt cá thì tắt bếp. Cuối cùng, nêm thêm hành và tiêu nữa là đã có món cá he kho lạt.
Cá he kho lạt ăn kèm với rau sống, thêm mấy trái dưa leo chấm cùng nước cá kho có vắt thêm miếng chanh. Món kho lạt đặc biệt ở chỗ đó, không có chất chua của chanh là mất đi một phần giá trị của món ăn. Do cá này nhiều xương nên phải khéo léo trong cách gắp và biết cách ăn mới tận hưởng trọn vẹn vị ngon. Dùng muỗng hoặc đũa lùa thịt cá theo chiều ngang, thịt sẽ trôi theo tưng thớ, còn trơ bộ xương cá ra. Ghém cho gọn mớ rau sống, chấm vào tô cá He rồi cho vào miệng. Cảm giác chua chua, mặn mặn, cay cay, beo béo khi gắp thêm miếng cá trộn lẫn vào, thật là khó để tả ngon đến độ nào. Người sành ăn, người ta thường chọn bụng và đầu cá. Nhưng khi ăn đầu cá thì nhớ bỏ hai viên mắt cá ra. Bụng cá nhiều mỡ béo ngậy, cắn miếng cá mỡ trào đầy khoang miệng, mùi thơm của mỡ cá, đặc biệt là con cá He không giống mỡ của các loại động vật khác, nó béo mà thanh, nghe tan chảy trong mồm, sướng khoái. Đầu cá He nhiều sụn, nhai đầu cá He thấm vị ngọt của xương cá, rau ráu, bùi bùi, beo béo, dòn dòn, thú vị lắm, đã cái miệng làm sao.
Cá làm sạch, xếp lớp trong nồi sau khi ướp đầy đủ gia vị nước mắm, tỏi, tiêu, hành lá. Nếu thêm tí riềng, nghệ càng ngon. Cũng như gởi vào đôi ba miếng thịt heo cũng tốt. Kho lửa liu riu cho đến khi xương cha, xương mẹ, xương con mềm nhũn đi, mỡ cá ra dầy nồi, mở nắp lên, mùi thơm của cá ngào ngạt. Chỉ cần thêm quả dưa leo hay quả cà chua là có một món ăn thơm nức mũi, ngon quên đất trời. Ăn món cá này khỏi cẩn uống Omega 3 hê...hê. Món này ăn với cơm nóng thì thôi rồi. Ăn hoài không biết chán.
Cái món cá He kho rục này cũng có thể ăn theo kiểu Tây với bánh mì. Hành tây xắt lát, vài ba lát ớt đỏ, một chút hành ngâm giấm, thêm chút ngò rí. Xẻ ổ bánh mì, dồn vào mấy miếng cá nữa, ngon còn hơn cá hộp Sumaco của anh Ma rốc.
20.10.2018
DODUYNGOC
CON CÁ HE
Tui có mấy người quen làm việc bên văn phòng các Ban, Đảng trung ương, cũng như ông bạn thân của tui là nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà báo GTSơn nhiều lần giới thiệu món cá He kho rục ở nhà khách T78 mà cứ hụt hoài, chưa thưởng thức được. Thời may, vừa rồi có cô bạn mở nhà hàng bán các món ăn miền Tây cho tui ăn món cá này, cũng thoả lòng mong đợi. Tui đã ăn rất nhiều lần món cá chép kho riềng rục cả xương của người miền Bắc. Món này trong Sài Gòn tui mua ở nhà hàng Tuấn Tú. Cá chép kho với thịt heo ba chỉ cùng với củ riềng, kho trên bếp một ngày, tất cả mềm cho đến tận xương, ăn không bỏ thứ gì. Con cá He kho rục ở miền Nam cũng thế. Cá chép, cá He là loại cá lắm xương, dân gian nghĩ ra cái món kho rục này thật là hay, xương mềm nhai luôn với thịt của cá, ngon vô cùng. Nếu như món cá chép kho riềng mang phù sa của bãi bồi sông Hồng trong thớ cá, trong hương vị, trong sắc màu thì món cá He của miền Nam lại mang mùi vị của dòng sông Cửu Long trong nồi cá. Hai nồi cá của hai miền tiêu biểu cho hai vùng đất, ăn miếng cá của vùng nào cũng thấm đẫm mùi vị của quê hương.
Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018
CẤM HÚT THUỐC LÁ KHI DIỄN TRÊN SÂN KHẤU VÀ ĐIỆN ẢNH
Nói thật là mới đọc cứ tưởng chuyện tiếu lám, giỡn cho vui, ai dè là thiệt.
Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018
CON CÁ CHUỒN
Adrianichthyidae (cá sóc, tên gọi này chia sẻ chung với nhiều loài trong bộ Cyprinidontiformes): 2 chi, 34 loài.
Họ Cá nhói (Belonidae): 10 chi, 47 loài.
Họ Cá chuồn (Exocoetidae): 7 chi, 68 loài.
Họ Cá kìm (Hemiramphidae): 8 chi, 63 loài.
Họ Cá thu đao (Scomberesocidae): 2 chi, 5 loài.
Họ Cá lìm kìm (Zenarchopteridae): 5 chi, 58 loài.(Wikipedia)
Cá chuồn bị thu hút bỡi ánh sáng, giống như một số sinh vật biển khác, và ngư dân đã lợi dụng hiệu quả đặc tính này. Những chiếc thuyền, chứa đủ nước để cá sống nhưng không đủ cho chúng thoát ra, được gắn đèn nhử cá vào ban đêm, có thể bắt được hàng tá cá chuồn. Mùa đẻ trứng vào tháng 3 – 4, kéo đàn vào gần bờ tìm bãi đẻ. Thịt trắng, ngon, trứng có vị hấp dẫn. Biển Việt Nam có nhiều loài cá chuồn (cá chuồn mít, cá chuồn gành), tập trung nhất ở biển Miền Trung, từ Đà Nẵng vào Bình Thuận.
Chiên, nướng, kho, nấu mặn, nấu ngọt, nấu cháo, hoặc nấu chua, lẩu với dứa, chiên sả bằm, nướng giấy bạc… hoặc làm mắm thính để ăn vào mùa mưa bão. Cá chuồn còn kho với dưa môn (dọc khoai sọ muối), ăn đậm và ngon cơm. Những con có trứng, nấu cháo ngọt hết biết, ăn không biết no. Măng le mà nấu với cá chuồn cũng đậm đà thú vị, bởi vậy Phú Yên có câu ca dao:
"Ai về nhắn với nậu nguồn
Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”.
Măng le là măng rừng trổ từ cây trúc, cây tre, đặc ruột được đem bóc vỏ già, luộc rồi làm thực phẩm. Cá chuồn nấu măng cũng là món ăn hết sẩy!
Để ăn món cá chuồn nướng, sau khi làm sạch con cá, để ráo, ướp sả, ớt, để vài chục phút cho thấm. Đặc biệt, nên nhét vào bụng cá một ít hạt nén đập dập, rưới chút dầu phụng. Thịt cá chuồn thêm ngon khi có nén và dầu phụng. Đặt cá trên bếp than đỏ, cá chuồn nướng chín thơm lừng, gắp một miếng cá, chấm chén nước măm ớt tỏi, lại cắn thêm trái ớt, càng cay càng ngon mà, kẹp thêm ít rau sống, béo thơm của cá chín than hồng vẫn giữ được độ ngọt của biển, chút mặn của nước chấm, mùi thơm đặc biệt của hạt nén với dẩu phụng, chát chát nồng nồng của rau. Cả một bầu trời hương vị nằm trong miệng. Ngon quá chừng chừng
Món chuồn nướng cũng có thể quấn với bánh tráng nướng nhúng nước. Kiểu này ăn kèm rau muống chẻ, cũng ngon chẳng thua gì.Trời mưa mưa, ngồi trong lều nhìn ra biển, nghe sóng vỗ ầm ào, gió biển ào ạt, đốt mấy cục than hồng, nướng con cá chuồn, nhấm nháp miếng cá chuồn nướng, đời thú vị quá đi chứ..he..he
Sài Gòn. 16.10.2018
DODUYNGOC
Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018
LẠI MỘT BÀI BÁO CŨ
“VUA ĐỒNG HỒ” đặt chân đến Mỹ tìm đồ cổ!
-Thế mà tôi ở đây đọc báo từng thuật chuyện bên VN, nói anh là vua đồng hồ, vua lồng chim, có thực chăng ?
Nghe chén trà, tôi chộp ngay: “có chén nào thuộc tầm cỡ bộ chén cổ uống rượu của Tổ Thiên Thu từng khoe trước mặt Đào Cốc Lục Tiên khoang thuyền chở Lệnh Hồ Xung trên giòng sông Hoàng Hà không ?”
Tay chơi đồ cổ vừa từ Saigon đến cười: “-họa hoằn ông văn sĩ Kim Dung mới có đủ trong thiên Tiếu Ngạo Giang Hồ !”.
-Họa sĩ chơi đồ cổ từ bao giờ rồi ?
-Tôi mê sưu tập từ nhỏ. Lúc niên thiếu, thấy đồng xu là đã để dành. Sau luân lạc rồi thất lạc. Thực sự bắt tay sưu tập đồ cổ chỉ mới 32 năm rồi. Ấy là năm 1974, lúc ấy tôi đang làm cho chương trình phát triển của Tổng cục gia cư Saigon. Tôi mê cái lồng chim quí hiếm ấy quá, dám bỏ 4 lượng vàng tậu cho được, và cất đến ngày nay. Sau 1975, cuộc sống thay đổi, nhiều đồ gia bảo được rao bán ngoài lề đường. Nhờ vốn liếng chữ Hán từng học, tôi vớ được những đồ cổ như bình sứ đời Khang Hy, các đồng hồ thời cổ Pháp, bộ tẩu thuốc lá, v.v.trong đó có một khối ngọc Miến Điện chạm trổ chùm hoa. Đẹp tuyệt nhưng thiệt là nặng!
-Vào nghề chơi đồ cổ, anh chuyên trị món nào?
-Tôi thấy cái nào đẹp và quí hiếm, đều chơi tuốt. Thế nên có báo ở Saigon nói tôi là “Người ham chơi lung tung”. Đúng ra, tôi sưu tập đồng hồ nhiều hơn. Anh sẽ thấy, ngắm, và nghe tiếng gõ của đồng hồ, như cảm nhận một linh hồn trong đó, không cái nào giống cái nào, và mỗi âm thanh nó phát ra đều nói lên một tâm hồn, một sở thích, một cá tính!
-Thế dân chơi đồ cổ Saigon có ai sưu tập đồng hồ như anh không?
-Mỗi người một sở thích khác nhau. Trong giới đồ cổ, có người chuyên sưu tầm đồ cổ Huế, có người đồ Tây, có người đồ sứ, có người đồ ngọc. Vài chục người trong giới chúng tôi biết nhau, trao đổi hiểu biết lẫn nhau, ngoài sách vở nghiên cứu.
Họa sĩ Ngọc đáp: “Nhờ Thầy Thích Mãn Giác giới thiệu, lúc đó tôi là sinh viên Vạn Hạnh, còn Thầy làm phó Viện trưởng. Tôi sẽ thu xếp để xin thăm Thầy, và sẽ tìm thăm vợ chồng họa sĩ Hồ Thành Đức”
-Họa sĩ cùng thời với các họa sĩ Đức và Bé Ký?
-Đâu dám, tôi thuộc khóa đàn em, và chỉ học hai năm mỹ thuật Huế, rồi vô Nam.
Họa sĩ Hồ thành Đức là ân nhân của tôi trong những ngày tập tễnh vẽ tranh để bán dạo trong phố Saigon. Ông và họa sĩ Bé Ký từng cho tôi... mượn khung khi triển lãm tranh, cho nhiều ý kiến hội họa, và đôi lúc tôi buồn quá, ông bà rủ tôi đi uống cà phê!
Hỏi sao lại thích chơi đồng hồ nhiều hơn các thứ khác, anh nói nhỏ như lời thì thầm: “ chơi đồng hồ là chơi với thời gian. Nghe tiếng thời gian, giữ thời gian, níu thời gian lại, để biết giá trị của thời gian,..!”
NGUYỄN HÙNG NHIÊN (CALIFORNIA)
Hình: Nhà văn Nhã Ca và Đỗ Duy Ngọc trước tòa soạn VIỆT BÁO
Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018
MÙA THU
Mùa thu còn Mạ ở trên đời
Có Ba đang tỉa hoa ngoài ngõ
Và có Anh cười trong nắng mai
Trả lại cho tôi chỗ đứng ngồi
Vòng xe quanh phố vui bè bạn
Và nụ hôn chưa phai trên môi
Đường tôi đi trượt suốt quãng dài
Đời qua lắm gió bao lầm lỡ
Cúi mặt trần ai vẫn miệt mài
Lá vàng theo tóc bạc da mồi
Nhấc chân bên trái đau chân phải
Chỉ cựa mình cũng đau đơn côi
Tôi bò như sâu suốt mặt sàn
Cơn đau quật ngã tôi bầm mặt
Ước vọng hôm nào như băng tan
Tôi ôm mặt khóc như đang say
Tôi đau như lá rơi qua cửa
Và héo trăng tàn trong heo may
Tôi bay như chim theo mây trôi
Tôi đi như gió qua triền núi
Và sóng muôn trùng kêu tên tôi
Bao nhiêu quá khứ hoá sương mù
Tôi ngồi bó gối buồn hơi thở
Đốt cối thuốc chiều nghe âm u
Tóc rụng chân run mắt đợi mù
Trần gian quanh quẩn đôi ba bước
Cánh cửa vài song hoá ngục tù
Bao nhiêu dao nhọn đâm trước sau
Đời xô tôi ngã nằm sấp mặt
Đợi đến thiên thu dạ nát nhàu
15.10.2018
DODUYNGOC
Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018
BÀN VỀ QUÝ TỘC
Vào ngày 21 tháng Giêng năm 1793 trong tòa lâu đài “Place de la Concorde” ở Paris, một tù nhân sắp sửa bị hành hình. Bước đến máy chém, người tù nhân vô tình dẫm lên chân của người đao phủ, ngay lập tức cô ấy nói: “Tôi xin lỗi, thưa ông.” Trong cùng ngày hôm đó, chồng của người phụ nữ ấy, vua Louis XVI đã để lại những lời nói điềm tĩnh và cao thượng khi đứng trước tên đồ tể tàn bạo: “Ta chết một cách vô tội bởi những tội danh được gán cho ta. Ta tha thứ cho kẻ đã gây ra cái chết của ta, và cầu Chúa rằng máu của ngươi sẽ không bao giờ rơi trên đất Pháp.” Một vài phút sau, vua Louis XVI và hoàng hậu của ông bị chém đầu. Hai thế kỷ sau, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand, trong buổi lễ kỷ niệm 200 năm cuộc Cách mạng Pháp đã phát biểu một cách long trọng, “Vua Louis XVI là một người tuyệt vời, và cái chết của ông là một bi kịch.”
Vào ngày 28 tháng Mười năm 1910, một người đàn ông 83 tuổi quyết định hiến tặng tất cả tài sản của ông cho người nghèo để giải thoát linh hồn của họ khỏi cuộc sống đầy đau khổ. Ông bước ra khỏi ngôi biệt thự của mình, và cuối cùng ông chết như một người vô gia cư trong một sân ga nhỏ hoang vắng. Ông chính là nhà văn vĩ đại người Nga Leo Tolsoy. Nhiều năm sau, nhà văn nổi tiếng người Áo Stafan Zweig đã bình luận về Tolstoy, “Nếu ông không chịu đựng sự đau khổ thay cho chúng ta thì ông đã không có được tiếng thơm toàn nhân loại.”
Tất cả những người đã được đề cập ở trên đều có những số phận khác nhau, nhưng họ đều có chung một điểm: sự cao quý.
Sự cao quý đại diện cho phẩm giá và nhân cách cao cả
Ở phương Tây, cho đến thế kỉ thứ 18, giới quý tộc vẫn là chủ đạo và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội. Thậm chí cho đến tận ngày nay, Vương quốc Anh vẫn phong tước và danh hiệu cho những người cao quý.
Vậy Henry II đã làm gì sau đó? Ông đã làm một việc mà không có bất cứ người Trung Hoa nào có thể làm. Đó là viết thư cho Stephen để cầu cứu. Trong thư, ông nói với Stephen rằng ông đã không lên kế hoạch chu đáo và quân đội của ông giờ đây đã hết lương thực. Ông mong Stephen viện trợ để ông có thể đưa đội quân đánh thuê trở về châu Âu. Và Stephen đã rất hào phóng gửi tiền cho Henry II. Và ngay sau đó, Henry II lại phát động cuộc chiến tranh lần thứ 2 để giành lấy ngai vàng.
Người dân Trung Hoa sẽ nghĩ rằng Henry II là kẻ vô ơn bạc nghĩa. Một người vừa mới giúp bạn vượt qua khó khăn, và bây giờ bạn lại tấn công người ấy. Nhưng nhiều quý tộc châu Âu lại khoan dung với địch thủ của mình. Một vài năm sau, khi Henry II trưởng thành hơn, ông lại dẫn một đội quân khổng lồ tấn công Stephen một lần nữa. Và lần này, ông đã giành chiến thắng. Một kết quả thú vị ở đây là ông đã kí một hiệp ước với Stephen cho phép Stephen tiếp tục ngồi trên ngai vàng và Henry II sẽ chỉ lên làm vua sau khi Stephen qua đời.
Một số chính trị gia châu Âu có truyền thống đặc biệt – một vị vua, dù đã bị lật đổ, vẫn luôn được đối xử một cách lịch sự đàng hoàng. Điều này đã phản ánh phong cách hiệp sỹ của người châu Âu. Đó cũng là lý do vì sao trong những cuộc đấu tranh giành quyền lực ở châu Âu rất hiếm khi xảy ra việc tuyệt diệt kẻ thù – vốn thường xuyên xảy ra trong những cuộc chiến tại Trung Quốc.
Kẻ thù của ông là vị tổng thống lừng danh, Abraham Lincoln. Tổng thống Lincoln cũng là người khoan hồng, rộng lượng như một nhà quý tộc. Ban đầu, theo quân pháp lẽ ra tổng thống đã nên bắt giam và xử tử tướng Robert Lee. Nhưng vì mong muốn xoa dịu lòng hận thù giữa 2 miền Bắc Nam nên tổng thống Lincoln đã nói với tướng Lee rằng: “Đã đến lúc ông về hưu rồi. Tại sao ông không về nhà đi?”. Và ngay sau đó, tướng Lee đã về hưu trong danh dự và bắt đầu viết ký sự về cuộc đời mình.
Có rất nhiều điều về tinh thần quý tộc mà chúng ta khó có thể hiểu được, ví như về đế quốc Rockefeller. Khi còn học đại học, John D. Rockefeller thường tự là ủi quần áo của mình, tự đơm khuy áo, không hút thuốc, cũng không uống rượu và hiếm khi đi xem phim. Ông ghi chép từng đồng xu đã chi tiêu. Gia đình Rockefeller sống rất tiết kiệm nhưng họ lại rất hào phóng trong việc quyên góp cho cộng đồng. Bill Gates cũng là một ví dụ tương tự. Ông đem những may mắn của ông dành tặng cho xã hội. Ban đầu, những con người này tiết kiệm rồi sau đó quay trở lại đóng góp cho xã hội và đó cũng là một điều rất đáng ngưỡng mộ về tinh thần cùa giới thượng lưu.
Bản chất của tâm hồn cao quý